MỤC LỤC
A. Nội dung bài học
Nội dung bài thơ Ngắm trăng
Phiên âm
Dịch nghĩa
Dịch thơ
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
II. Đôi nét về bài thơ Ngắm trăng
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc
2. Bố cục
- Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
- Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị
- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ
- Ngôn ngữ lãng mạn
- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành
III. Dàn ý phân tích bài thơ Ngắm trăng
I/ Mở bài
- Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người nghệ sĩ
- Ngắm trăng là bài thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày
II/ Thân bài
1. 2 câu thơ đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ
- Đây là hai câu thơ thất ngôn trong bài thơ tứ tuyệt
- Cách ngắt nhịp: 4/3
- Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất)
- “Trong tù không rượu cũng không hoa”: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù
+ Điệp từ “không” thể hiện sự thiếu thốn
⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không hải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn “nại nhược hà?” sau đó của người thi sĩ
- Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo
- “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ
⇒ Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào
2. 2 câu thơ cuối: Sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng
- “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒ bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng
- Nhân hóa “nguyệt tòng song khích khán thi gia”- thể hiện trăng cũng giống như con người,cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ ⇒ Một sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng
⇒ Nghệt thuật hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng
⇒ Đặc điểm thơ Đường là chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén của đời sống, đó thường sẽ là những khoảnh khắc đặc biệt trong cả tâm trạng và bên ngoài hiện thực. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp
III/ Kết bài
- Giá trị nghệ thuật làm nên thành công của văn bản.
- Bài thơ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng
B. Bài tập luyện tập
Câu 1: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.
B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 2: Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì ?
A. Chữ Hán B. Chữ quốc ngữ
C. Chữ Nôm D. Chữ Pháp
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 3: Tập thơ “Nhật kí trong tù” gồm bao nhiêu bài thơ và phần lớn được viết theo thể thơ nào?
A. Gồm 143 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.
B. Gồm 133 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.
C. Gồm 134 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ song thất lục bát.
D. Gồm 135 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 4: Mục đích của Bác Hồ khi viết tập thơ “Nhật kí trong tù” là gì?
A. Để tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng nhân dân hăng hái tham gia cách mạng.
B. Để giác ngộ cho các tầng lớp thanh niên, nâng cao trình độ hoạt động cách mạng cho họ.
C. Để lên án sự cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
D. Để giải khuây trong những ngày ở tù.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 5: Bài “Ngắm trăng” thuộc thể thơ gì ?
A. Lục bát B. Song thất lục bát
C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 6: Trong những bài thơ sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài thơ nào không xuất hiện hình ảnh trăng ?
A. Tin thắng trận B. Cảnh khuya
C. Rằm tháng giêng D. Chiều tối
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 7: Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?” là kiểu câu gì ?
A. Câu trần thuật B. Câu cầu khiến
C. Câu nghi vấn D. Cả A, B, C đều sai
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 8: " Minh nguyệt " có nghĩa là gì ?
A. Trăng sáng B. Trăng đẹp
C. Trăng soi D. Ngắm trăng
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” ?
A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 10: Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. ẩn dụ B. So sánh
C. Hoán dụ D. Đối xứng
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 11: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng ?
A. Xao xuyến, bối rối B. Buồn bã, chán nản
C. Mừng rỡ, niềm nở D. Bất bình, giận dữ
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 12: Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng ?
A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
C. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
D. Một con người giàu lòng yêu thương.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 13: Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A. So sánh B. ẩn dụ
C. Điệp từ D. Nhân hoá
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 14: Giá trị về nội dung của "Nhật ký trong tù":
A. Miêu tả hiện thực cuộc sống khổ cực trong nhà tù thực dân Pháp
B. Bản cáo trnạg đanh thép tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch
C. Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh
D. Cả A, B, C
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 15: Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì:
A. Bác buồn khi bị giam cầm tù đày B. Bác không ngủ được
C. Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng D. Cả A, B, C đều sai
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới