MỤC LỤC
A. Củng cố kiến thức cơ bản
1. Đặc điểm hình thức
- Có các từ phủ định: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)….
2. Chức năng:
B. Ví dụ minh họa
1. Câu phủ định miêu tả
- Hôm nay, tôi không đi học.
- Tôi chưa nấu cơm.
2. Câu phủ định bác bỏ
- Không phải cô Nga bị gãy chân.
- Chẳng phải hôm qua cậu đặt nó ở đây mà.
C. Vận dụng luyện tập
Bài 1: Chuyển các câu sau thành câu kg định
a. Hôm qua, mẹ ở nhà.
b. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
c. Cô ấy rất đẹp.
d. Anh ấy đi xe cẩn thận
Hướng dẫn làm bài
Câu | Câu phủ định |
a. Hôm qua, mẹ ở nhà. | Hôm qua, mẹ không đi đâu cả. |
b. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự. | Trong giờ Toán, Hoa không nói chuyện riêng. |
c. Cô ấy rất đẹp. | Cô ấy không xấu. |
d. Anh ấy đi xe cẩn thận | Anh ấy đi xe không ẩu. |
Bài 2: Phân tích giá trị của những từ phủ định trong các ví dụ sau:
a. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
(Tràng Giang – Huy Cận)
b. Đêm nào, anh chẳng nhớ em.
c. Chờ mãi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
(Mưa xuân – Nguyễn Bính)
d. Mình em lầm lũi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
(Mưa xuân – Nguyễn Bính)
Hướng dẫn làm bài
a. Phủ định không đò, không cầu
b. Khẳng định nỗi nhớ của chàng trai với cô gái
c. Lời giận hờn dịu dàng
d. Lời trách cứ, giận hờn
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?
A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…
B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.
C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…
D. Là câu có ngữ điệu phủ định.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 2: Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?
A. Hai loại. B. Ba loại.
C. Bốn loại. D. Không loại nào.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 3: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
A. Một từ B. Hai từ
C. Ba từ D. Bốn từ
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 4: Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?
A. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó.
B. Phản bác một ý kiến, một nhận định
C. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
D. Chọn A và B.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 5: Các câu phủ định sau:
– Trời không rét lắm.
– Trăng chưa lặn.
Là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ?
A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 6: Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”
Thầy sờ voi bảo:
– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải, nó chần chần như cái đòn càn.
Câu gạch chân là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ.
A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 7: Về hình thức, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.
1. Em học sinh này không phải là không thông minh.
2. Không phải là tôi không hiểu anh.
A. Câu phủ định B. Câu khẳng định
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 8: Các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?
1. Giỏi gì mà giỏi
2. Ngôi nhà này đẹp à?
3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!
A. Câu phủ định B. Không phải câu phủ định
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 9: Về nội dung, các câu nêu ở bài tập 8 có biểu thị ý phủ định hay không?
A. Có B. Không
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 10: Từ phủ định trong khổ thơ trên là từ nào ?
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
A. Không B. Đâu
C. Chút D. Lặng lẽ
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới