Hành động nói

Hành động nói

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Hành động nói

MỤC LỤC

    A. Củng cố kiến thức cơ bản

    1. Định nghĩa

       Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

    2. Một số kiểu hành động nói thường gặp

       - Dựa vào mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó.

       - Những kiểu hành động nói thường gặp: Hỏi, trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán…), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức…), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúcHành động nói | Ngữ văn 8

    B. Vận dụng luyện tập

    Hãy chỉ ra hành động nói và mục đích của hành động nói trong những đoạn trích sau

       1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:

       - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

    (Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

       2. - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

       -Anh xin hứa

       3. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

       -Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

       Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

    (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)

       4. Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo:

       - Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên về cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

    (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

    Hướng dẫn làm bài

    Các hành động nói là

    Mục đich

    - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?

    Hỏi

    -Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

    Điều khiển

    -Anh nhớ chưa?

    Hỏi

    -Anh hứa đi

    Điều khiển

    -Anh xin hứa

    Hứa hẹn

    -Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

    Điều khiển

    -Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế!

    Bộc lộ cảm xúc

    Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng.

    Trình bày

    Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên về cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời!

    Điều khển (đe dọa)

    Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

    Bộc lộ cảm xúc

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1: Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ?

    A. Nét mặt      B. Cử chỉ

    C. Điệu bộ      D. Ngôn từ

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 2 đến câu 4:

    Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.

    - (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với.

    Chị Chiến đứng sau Việt, thở:

    - (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …

    Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt:

    - (3) Hai em là chị em ruột ?

    (Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)

    Câu 2: Trong đoạn trích trên, các câu nói được đánh số (1) và (2) thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?

    A. Đúng      B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 3: Câu nói số (1) và (2) thể hiện hành động cụ thể nào của người nói ?

    A. Khuyên bảo      B. Xúi giục

    C. Đề nghị      D. Van xin

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 4: Mục đích nói của câu số (3) là gì ?

    A. Người nói muốn người nghe công nhận họ là hai chị em ruột.

    B. Người nói muốn người nghe cam đoan họ là hai chị em ruột.

    C. Người nói muốn người nghe giải đáp điều người nói chưa biết là họ có phải là hai chị em ruột hay không.

    D. Người nói muốn người nghe thể hiện họ là hai chị em ruột.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 5: Chúng ta thường gặp những kiểu hành động nói nào?

    A. Hỏi B. Điều khiển

    C. Trình bày D. Hứa hẹn

    E. Bộc lộ cảm xúc

    G. Tất cả các trường hợp trên

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: G

    Câu 6: Câu sau: “Bác trai đã khá rồi chứ?” thuộc kiểu hành động nói gì?

    A. Hỏi B. Trình bày

    C. Điều khiển D. Hứa hẹn

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 7: Các câu sau thuộc hành động nói gì?

    “Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. ”

    A. Hỏi B. Trình bày

    C. Điều khiển D. Hứa hẹn

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 8: Câu sau thuộc hành động nói nào?

    “Này, Bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn”

    A. Hỏi B. Trình bày

    C. Điều khiển D. Hứa hẹn

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 9: Câu sau thuộc hành động nói nào?

    “Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”

    A. Hỏi B. Trình bày

    C. Điều khiển D. Hứa hẹn

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 10: Hành động hỏi sau có phải mục đích để hỏi không?

    " U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?"

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 11: Hành động hỏi của câu 10 có mục đích là gì?

    A. Van xin B. Hỏi

    C. Điều khiển D. Hứa hẹn

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A