Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)

Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Thiếp

    - Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp

    - Quê quán: làng Mật Thôn, xã Ao Nguyệt, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh

    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

       + Ông từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học

       + Ông từng được vua Quang Trung viết thư mời giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị

       + Những tác phẩm tiêu biểu: La Sơn tiên sinh thi tập, Hạnh Am di văn…

    II. Đôi nét về tác phẩm Bàn luận về phép học

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    - Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này

    2. Thể loại: Tấu

    3. Bố cục

    Chia làm 3 phần:

    - Phần 1: Từ đầu đến “điều tệ hại ấy”: Mục đích của việc học

    - Phần 2: Tiếp đến “xin chớ bỏ qua”: Bàn luận về cách học

    - Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học

    4. Giá trị nội dung

    - Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.

    5. Giá trị nghệ thuật

    - Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

    - Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục

    III. Dàn ý phân tích tác phẩm Bàn luận về phép học

    I/ Mở bài

    - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thiếp - một viên quan dưới triều nhà Lê, có nhiều đóng góp cho xây dựng đất nước về chính trị.

    - Bàn luận về phép học là một bài tấu đã khát quát và đưa ra một cách khách quan nhất về mục đích của việc học và cách học sao cho đúng đắn đạt hiệu quả.

    II/ Thân bài

    1. Bàn luận về mục đích của việc học

    - Khái quát mục đích của việc học: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” => chân lí học tập đúng đắn từ lâu đời

    - Chỉ bằng con đường học tập thì con người mới trưởng thành, là người có đạo đức

    - Học là một quá trình tất yếu, quy luật muôn đời

    - Phê phán lối học hình thức

    - Nêu lên hậu quả khôn lường của những lối học tiêu cực ấy

    ⇒ Những lời bàn luận sâu sắc, nghiêm túc, xác đáng với tầm nhìn cao rộng, đầy tâm huyết với nước nhà

    2. Bàn luận về cách học

    - Phê phán những cách học sai lầm và nêu rõ mục đích tai hại của nó

    - Tác giả cũng đã trình bày quan điểm tích cực của mình về chủ trương phát triển sự học cho thật hiệu quả

    - Bên cạnh đó tác giả còn nêu lên chủ trương phát triển sự học sâu rộng khắp cả nước

    ⇒ Về nội dung học, tác giả vẫn đi theo truyền thống cũ, không đưa ra điều gì mới mẻ mà chủ yếu là cải cách về phương pháp học

    3. Tác dụng của phép học

    - Mục đích học chân chính, cách học tích cực sẽ là cơ sở vững chắc cho đạo học, bồi dưỡng được nhân tài cho quốc gia

    ⇒ Tin tưởng rằng, học chân chính nhất đinh trường tồn và cũng gửi gắm niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp của đất nước

    III/ Kết bài

    - Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật: Là bản tâu của Nguyễn Thiếp về việc học để phần nào củng cố, kiến thiết xây dựng nước nhà phát triển theo hướng chú trọng giáo dục.

    - Liên hệ: Bản thân mỗi người nhất là học sinh cần chú trọng việc học tập, tu dưỡng để đưa đất nức ngày càng giàu đẹp bằng con đường học tập chân chính

    B. Bài tập luyện tập

    Câu 1: Nguyễn Thiếp là người thầy, là nhân sĩ nổi tiếng vào thời kì nào?

    A. Thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh B. Thời kì Lê Trịnh

    C. Thời Tây Sơn nửa cuối thế kỉ XVIII D. Thời kì nhà Nguyễn, đầu thế kỉ XIX

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 2: Một danh hiệu về người thầy của Nguyễn Thiếp mà nhân dân thường gọi là gì?

    A. Tuyết Giang phu tử B. La Sơn phu tử

    C. Nam Sơn phu tử D. Cả A,B,C đều đúng

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 3: Câu nào dưới đây nói đúng về thể “tấu”?

    A. Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị

    B. Là loại văn thư của vua gửi cho dân chúng để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

    C. Có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

    D. Câu A và C đúng.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 4: Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu ?

    A. Bài cáo của vua Quang Trung B. Bài tấu của Nguyễn Thiếp

    C. Bài hịch của Nguyễn Thiếp D. Bài tấu của Nguyễn Trãi

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 5: Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung được viết vào năm nào ?

    A. 1789      B. 1791

    C. 1790      D. 1792

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 6: Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ?

    A. Học để làm người có đạo đức B. Học để trở thành người có tri thức

    C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước D. Gồm cả A, B và C

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 7: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản Bàn luận về phép học ?

    A. Tự sự      B. Biểu cảm

    C. Nghị luận      D. Thuyết minh

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 8: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu “ Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” ?

    A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.

    B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.

    C. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.

    D. Cả A, B, C đều sai.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 9: Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán ?

    A. Làm cho “nước mất nhà tan” B. Làm cho đạo lí suy vong

    C. Làm cho “nền chính học bị thất truyền” D. Làm cho nhân tài bị thui chột

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 10: Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ?

    A. Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.

    B. Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.

    C. Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.

    D. Gồm cả A, B và C.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 11: Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các “phép học” mà Nguyễn Thiếp nêu lên ?

    A. Họa may kẻ nhân tài mới lập đường công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.

    B. Đạo học thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

    C. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

    D. Gồm câu A và B.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 12: Trong văn bản gửi cho vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến ba điều mà các bậc làm vua nên biết. Đó là ba điều gì?

    A. Dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh.

    B. Văn, võ, hiếu.

    C. Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).

    D. Cả A, B,C đều sai.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 13: Câu nào sau đây trong đoạn trích nêu rõ vai trò của việc học?

    A. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người, kẻ đi học là học điều ấy.

    B. Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.

    C. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.

    D. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu, tiện đấy mà đi học.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 14: Theo Nguyễn Thiếp, muốn học tốt thì phải làm gì?

    A. Đọc thật nhiều sách, tiếp thu thật nhiều tri thức.

    B. Có phương pháp học đúng đắn, đồng thời phải siêng năng chăm chỉ.

    C. Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. D. Cần phải có thầy thật giỏi thì mới học tốt.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C