Bài thơ: Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)

Bài thơ: Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài thơ: Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi)

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    Nội dung bài thơ Nước Đại Việt ta

    Bài thơ: Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi): nội dung, dàn ý, giá trị, tác giả | Ngữ văn lớp 8 Bài thơ: Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi): nội dung, dàn ý, giá trị, tác giả | Ngữ văn lớp 8

    I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi

    - Nguyễn Trãi ( 1380-1442), hiệu là Ức Trai

    - Quê quán: làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ)

    - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

       + Ông là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam

       + Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và trở thành cánh tay đắc lực của Lê Lợi, có công lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc thế kỉ XV

       + Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, ông để lại cho đời sau một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự nghiệp văn học.

       + Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập. . .

    - Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nhiều tư tưởng yêu nước, thể hiện những triết lí sâu sắc, tinh tế lãng mạn, sáng tạo và thanh khiết.

    II. Đôi nét về bài thơ Nước Đại Việt ta

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    - Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.

    2. Thể loại: Cáo

    3. Bố cục

    - Chia làm 3 phần:

       + Phần 1: Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa

       + Phần 2: Tám câu tiếp theo: Chân lí về sự tồn tại độc lập của đất nước

       + Phần 3: Sáu câu cuối: Minh chứng cho sức mạnh nhân nghĩa của dân tộc

    4. Giá trị nội dung

    - Đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử…bất kì hành động xâm lước trái đạo lí nào của kẻ thù đều sẽ phải chịu một kết cục thất bại

    5. Giá trị nghệ thuật

    - Áng văn chính luận với lập luận chặt chẽ

    - Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục

    - Lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc

    - Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng

    III. Dàn ý phân tích bài thơ Nước Đại Việt ta

    I/ Mở bài

    - Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi- là một vị tướng tài của dân tộc, thêm nữa còn là một nhà thơ là một nhà yêu nước nồng nàn

    - Bài “Nước Đại Việt ta” – một bản tuyên ngôn độc lập khẳng định chủ quyền dân tộc và nêu rõ rằng nước ta hoàn toàn tự chủ, độc lập, tự cường

    II/ Thân bài

    1. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa

    - “Yên dân”- làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc

    - “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân

    ⇒ Nhân nghĩa là lo cho dân vì dân, là yêu nước, chống quân xâm lược là ngăn chặn mọi thế lực có thể làm hại đến dân, cho nhân dân hưởng thái bình hạnh phúc

    2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền

    Lời thơ khẳng định chân lí về sự độc lập của dân tộc thông qua việc chứng minh đất nước ta là một đất nước có:

    - Có nền văn hiến riêng

    - Có lãnh thổ riêng

    - Có phong tục riêng

    - Có lịch sử riêng

    - Có chế độ, chủ quyền riêng

    ⇒ Chứng cứ hùng hồn giàu sưc thuyết phục, lời thơ đanh thép thể hiện ý chí của dân tộc, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng => khẳng định Đại Việt là một quốc gia có độc lập chủ quyền, là một nước tự lực tự cường, có thể vượt mọi thử thách để đi đến độc lập

    3. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc

    - Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách

    ⇒ Đó là hậu qủa của những kẻ xâm lược phi nghĩa làm trái mệnh trời, những kẻ dám làm tổn hại đến dân tộc ta chắc chắn không có kết quả tốt đẹp.

    III/ Kết bài

    - Khẳng định lại giá trị nghệ thuật, nội dung của văn bản: Bài Cáo của Nguyễn Trãi có thể nói như một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định rõ ràng chủ quyền dân tục

    - Liên hệ bản thân: Cần cố gắng giữ gìn bảo vệ đất nước, cô gắng khẳng định đất nước trên đấu trường quốc tế với bạn bè năm châu

    B. Bài tập luyện tập

    Câu 1: Bình Ngô đại cáo được sáng tác theo thể văn nào ?

    A. Văn vần     B. Văn biền ngẫu

    C. Văn xuôi     D. Cả A, B, C đều sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo ?

    A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.

    B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng biết.

    C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.

    D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 3: Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?

    A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.

    B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

    C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.

    D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 4: Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

    A. Đúng     B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 5: Tác phẩm nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?

    A. Bình Ngô đại cáo B. Sông núi nước Nam

    C. Tuyên ngôn độc lập D. Chiếu dời đô

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 6: Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào ?

    A. 1426      B. 1430

    C. 1429      D. 1428

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo ?

    A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.

    B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.

    C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.

    D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 8: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Bình Ngô đại cáo ?

    A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.

    B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

    C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.

    D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 9: Bình Ngô đại cáo được coi là áng hùng văn muôn thuở bậc nhất của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Đúng hay sai ?

    A. Đúng      B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 10: ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?

    A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.

    B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.

    C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.

    D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 11: Tác phẩm nào trước Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta ?

    A. Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải B. Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

    C. Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt D. Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 12: Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

    A. Nghị luận     B. Thuyết minh

    C. Tự sự      D. Miêu tả

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 13: Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: '' Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời xây nền độc lập… Song hào kiệt thời nào cũng có. ''

    A. So sánh      B. Điệp từ

    C. Liệt kê      D. Gồm A và B

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 14: . Dòng nào nói đúng nhất yếu tố được nêu ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc trong bài thơ Sông núi nước nam ?

    A. Nền văn hiến      B. Chủ quyền

    C. Cương vực lãnh thổ      D. Gồm ý B và C

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 15: Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ “hào kiệt” ?

    A. Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.

    B. Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác.

    C. Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.

    D. Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A