MỤC LỤC
A. Nội dung bài học
Nội dung bài thơ Tức cảnh Pác Bó
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước
+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.
II. Đôi nét về bài thơ Tức cảnh Pác Bó
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
2. Thể thơ
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
3. Giá trị nội dung
- Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ
4. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn
- Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.
III. Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
I/ Mở bài
- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, chúng ta nhắc đến Người không phải chỉ với tư cách của một người đem đến ánh sáng độc lập, mà còn ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, một người nghệ sĩ
- Tức cảnh Pác Bó là bài thơ khắc họa bức chân dung lạc quan của người nghệ sĩ ấy
II/ Thân bài
1. Câu thơ đầu (câu khai)
- Câu thơ 7 chữ khắc họa rõ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ:
+ Nơi ở: trong hang
+ Nơi làm việc: suối
+ Thời gian: sáng- tối
+ Hoạt động: ra- vào
⇒ Sử dụng các cặp từ trái nghĩa, nhịp thơ linh hoạt, diễm tả lối sống đều đặn, quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng
2. Câu tiếp (câu thừa)
- Câu thơ làm ta hiểu rõ hơn về cách ăn uống của Bác với những đồ ăn giản dị, đặc trưng của núi rừng: cháo bẹ, rau măng
+ Cháo nấu từ ngô, rau măng thì lấy từ cây măng rừng, của trúc tre trên rừng
+ Những thức ăn giản dị hằng ngày, mộc mạc, đơn sơ, dân dã ⇒ sự gian nan vất vả
⇒ Bác vẫn trong tư thế sẵn sàng, bất chấp khó khăn, gian khổ để đạt được mục đích là giải phóng dân tộc
3. Câu thứ ba (câu chuyển)
- Điều kiện làm việc: bàn đá chông chênh ⇒ Khó khăn, thiếu thốn
- Công việc Bác làm: dịch sử Đảng ⇒ Công việc vĩ đại, quan trọng
⇒ Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hoàn cảnh nào
4. Câu cuối (câu hợp)
- Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy, thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”:
+ “Sang”- sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác luôn cảm thấy thoải mái, sang trong và vui thích
+ Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của Bác
⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống ⇒ đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác
III/ Kết bài
- Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của văn bản
- Bài học về tinh thần lạc quan của Bác đối với mỗi người
B. Bài tập luyện tập
Câu 1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” do ai sáng tác?
A. Tố Hữu B. Chế Lan Viên
C. Phan Bội Châu D. Hồ Chí Minh
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 2: ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tức cảnh Pác Bó ?
A. Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mĩ.
D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 3: Dòng nào nói đúng nhất giọng điệu chung của bài Tức cảnh Pác Bó ?
A. Giọng tha thiết, trìu mến. B. Giọng vui đùa, dí dỏm.
C. Giọng nghiêm trang, chừng mực. D. Giọng buồn thương, phiền muộn.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 4: Bài thơ nào không được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?
A. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương B. Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt (?)
C. Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch D. Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ?
A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 6: Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “chông chênh” ?
A. Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn.
B. ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.
C. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm.
D. ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 7: Nhận xét nào nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ được thể hịên qua câu thơ cuối
“Cuộc đời cách mạng thật là sang” ?
A. Vui thích vì được sống chan hoà với thiên nhiên.
B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ
D. Gồm cả ba ý trên.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 8: Trung tâm của bức tranh Pác Bó trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”là:
A. Bàn đá chông chênh. B. Hình tượng người chiến sĩ Cách mạng.
C. Cảnh thiên nhiên với non xanh nước biếc. D. Cả A,B,C.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 9: Câu thơ “Sáng ra bờ suối tối vào hang” ngắt nhịp như thế nào?
A. Nhịp 2/2/3 B. Nhịp 2/2/1/2
C. Nhịp 4/3 D. Nhịp 4/1/2
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 10: Trong bài thơ, cuộc sống vật chất của Bác Hồ như thế nào?
A. Bác Hồ được sống một cuộc sống vật chất đầy đủ, sang trọng.
B. Bác Hồ sống bình dị nhưng không hề thiếu thốn.
C. Bác Hồ sống với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ nhưng Bác vẫn cho rằng đó là một cuộc sống sang trọng.
D. Bác Hồ sống một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, không có ý nghĩa.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 11: Những hình ảnh nào trong bài thơ đề cập đến những sinh hoạt vật chất hàng ngày của Bác?
A. Bờ suối, hang động B. Cháo bẹ, rau măng
C. Bàn đá chông chênh D. Cả A, B, C đều đúng
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 12: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” ở đây có nghĩa là:
A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.
B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với hiên nhiên.
C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.
D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 13: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả và tự sự B. Trần thuật và tự sự
C. Tự sự và biểu cảm D. Miêu tả và biểu cảm
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 14: Hình ảnh người chiến sĩ gánh trên vai nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng được thể hiện qua câu thơ nào dưới đây?
A. Sáng ra bờ suối, tối vào hang B. Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
C. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng D. Cuộc đời cách mạng thật là sang
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 15: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác bằng thể thơ gì?
A. Lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn D. Thất ngôn bát cú
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B