Từ đồng âm

Từ đồng âm

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Từ đồng âm

I. Kiến thức cơ bản

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

- Trong giao tiếp chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Phân biệt nghĩa trong các từ sau

- Thi đậu- xôi đậu- Đất lành chim đậu

- ăn cơm- ăn ảnh

- Sợi chỉ- chỉ đường- chỉ vàng

Gợi ý trả lời:

Thi đậu (đậu- động từ)

Xôi đậu (đậu- danh từ)

Đất lành chim đậu (đậu- động từ)

- ăn cơm (ăn- động từ)

- Ăn ảnh (ăn – tính từ)

Bài 2: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng nghĩa dưới đây

- Bàn (động từ)- bàn (danh từ)

- Thu (danh từ) – thu (động từ)

Gợi ý trả lời:

- Các bạn ngồi quanh bàn tròn, bàn bạc việc tổ chức sinh nhật cho lớp trưởng.

- Mùa thu trời bắt đầu se lạnh, từng đàn chim cũng bắt đầu tìm nơi trú ẩn cho mình.

- Chúng tôi thu dọn lớp học thật sạch trước giờ học.

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Từ đồng âm là gì?

A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 2. Giải thích nghĩa của từ đồng trong các trường hợp sau

- Trống đồng

- Đồng nghiệp

- đồng ruộng

- Đồng tiền

Hướng dẫn giải:

Trống đồng (đồng ở đây chỉ chất liệu)

- Đồng nghiệp (đồng ở đây có nghĩa là cùng, đồng nghiệp- người cùng làm việc)

- Đồng ruộng (đồng ở đây chỉ khoảng đất rộng để canh tác)

- Đồng tiền ( đồng ở đây là danh từ chỉ đơn vị)

Câu 3. Tìm những từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:

A. Lợi

B. Bình

C. Ba

D. Là

Hướng dẫn giải:

A. lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận…

B. Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường…

C. Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa…

D. Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là

Câu 4. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 5. Tìm và giải thích nghĩa của các từ đồng âm trong bài sau:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

Hướng dẫn giải:

Từ đồng âm trong bài trên là từ “lợi”

+ Từ lợi mà bà già hỏi có nghĩa là lợi lộc, lợi ích

+ Từ “lợi” mà thầy bói nói chỉ răng lợi

Hiện tượng đồng âm khác nghĩa này mang lại tiếng cười thích thú cho người đọc