Vượt thác

Vượt thác

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vượt thác

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả: Võ Quảng

- Võ Quảng (1920-2007) , quê ở tỉnh Quảng Nam

- Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi

II. Đôi nét về tác phẩm: Vượt thác

1. Xuất xứ

- Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt) , trích từ chương XI của truyện “Quê nội”

- “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng

2. Tóm tắt

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Phần 2 (tiếp đó đến “thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”): Thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ

- Phần 3 (còn lại): Thuyền khi đã qua thác dữ

4. Giá trị nội dung

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa

- Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình

- Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động

III. Phân tích văn bản Vượt thác

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Đoàn Giỏi

- Giới thiệu về văn bản “Vượt thác” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Cảnh dòng sông:

   + Cánh buồm nhỏ căng phồng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng

   + Những chiếc thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những chiếc thuyền chở mít, chở quế

   + Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm

- Cảnh hai bên bờ:

   + Ở ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn

   + Càng về ngược, vườn tược càng um tùm

   + Dọc sông, những chòm cây cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước

   + Núi cao

→ Thiên nhiên đa dạng phong phú, giàu sức sống, vừa nguyên sơ vừa cổ kính

2. Thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ

- Hoàn cảnh: thuyền đến Phường Rạnh, thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước

- Nhân vật dượng Hương Thư:

   + Ngoại hình:

      ● Cởi trần

      ● Như pho tượng đồng đúc

      ● Các bắp thịt cuồn cuộn

      ● Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa

   + Hành động:

      ● Co người phóng sào

      ● Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

      ● Ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ

→ Đẹp, khỏe, dũng mãnh

3. Thuyền khi đã đi qua thác dữ

- Con người: chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi

- Thiên nhiên:

   + Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững

   + Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp, nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

   + Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động, trí tưởng tượng phong phú,…

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Đoạn trích Vượt thác tập trung miêu tả nhân vật nào?

A. Dượng Hương Thư và chú Hai B. Dượng Hương Thư

C. Cảnh hai bên sông Thu Bồn D. Dòng sông Thu Bồn

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Vượt thác tập trung miêu tả hình dáng, hoạt động của nhân vật Dượng Hương Thư trong tư thế vượt thác, qua đó ca ngợi vẻ đẹp của người lao động.

Câu 2. Vị trí quan sát của người kể truyện ở đâu?

A. Trên bờ con sông

B. Trên thuyền và đi sau dượng Hương thư

C. Trên cùng một con thuyền với dượng Hương Thư

D. Trên một dãy núi cao ven sông

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Vị trí quan sát của người kể là vị trí trên thuyền cùng với dượng Hương Thư.

Câu 3. Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả đoạn trích Vượt thác?

A. Làm rõ cảnh thiên nhiên dọc theo hai bên bờ sông

B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông

C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động

D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Vượt thác là sự phối hợp hài hòa giữa việc tả thiên nhiên với việc tả hoạt động của con người

Câu 4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau?

A. Tả cảnh sông nước B. Tả cảnh quan vùng cực nam của Tổ quốc

C. Tả cảnh sông nước miền Trung D. Tả sự oai phong mạnh mẽ của con người

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh sông nước

Câu 5. Đoạn trích Vượt thác được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất Quảng Nam B. Quê hương

C. Quê nội D. Tuyển tập Võ Quảng

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Truyện được trích từ chương XI của truyện Quê nội

Câu 6. Nhận xét nào đúng trình tự miêu tả cảnh dòng sông?

A. Dòng sông ở đồng bằng, đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông bằng phẳng

B. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng

C. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng, đoạn sông bằng phẳng

D. Đoạn sông ở đồng bằng, đoạn có nhiều thác ghềnh

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 7. Chi tiết nào không miêu tả cảnh dòng sông ở vùng đồng bằng?

A. Bãi dâu trải ra bạt ngàn B. Những con thuyền xuôi chầm chậm

C. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm D. Nước bị cản, bọt văng tứ tung

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Chi tiết nước bị cản, bọt văng tứ tung miêu tả dòng sông ở đoạn thác ghềnh.

Câu 8. Chi tiết “Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn” thuộc loại đoạn văn nào?

A. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng đồng bằng

B. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng có nhiều thác lớn

C. Đoạn tả cảnh sông chảy quanh núi cao sừng sững

D. Đoạn miêu tả cảnh sông ở vùng tương đối bằng phẳng

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 9. Cảnh quan sông nước Thu Bồn cho thấy điều gì về đặc điểm địa lý của dòng sông này?

A. Sông không dài lắm, dòng chảy thay đổi theo những địa hình khác nhau, sông có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác

B. Sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh

C. Sông không dài cho lắm, dòng chảy thay đổi theo địa hình khác nhau, sông có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh

D. Sông chảy qua vùng đồng bằng hẹp tiếp liền với núi rồi đến vùng địa hình tương đối bằng phẳng

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 10. Chi tiết không miêu tả ngoại hình của Dượng Hương Thư khi vượt thác?

A. Như một pho tượng đồng đúc B. Các bắp thịt cuồn cuộn

C. Hai hàm răng cắn chặt D. Thở không ra hơi

E. Cặp mắt nảy lửa

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Chi tiết này miêu tả nhân vật dượng Hương Thư lúc vừa vượt thác xong.