Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ

Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ

A. Nội dung bài học

Nội dung Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ

Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

I. Đôi nét về tác giả: Minh Huệ

- Minh Huệ (1927-2003) , tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Ông làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp

II. Đôi nét về tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

1. Xuất xứ

Bài thơ được sáng tác dựa trên sự kiện: trong chiến dịch Biên giớ cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân a

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “Lấy sức đâu mà đi”): Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên

- Phần 2 (tiếp đó đên “Anh thức luôn cùng Bác”): Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên

- Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ

3. Giá trị nội dung

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ năm chữ, nhiều vần liền

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Sử dụng nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động

III. Phân tích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

I. Mở bài

- Khái quát những hiểu biết của bản thân về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

- Giới thiệu khái quát về tác giả Minh Huệ

- Giới thiệu về bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Lần thứ nhất thức dậy của anh đội viên

- Hoàn cảnh sống: trời khuya,giữ nũi rừng, trời mưa lâm thâm

- Ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải khi thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa

- Nhìn, dõi theo những hành động, cử chỉ, việc làm của Bác:

   + Đốt lửa

   + Dém chăn cho từng người một

   + Nhón chân nhẹ nhàng

→ Yêu thương, quan tâm, lo lắng cho các chiến sĩ, các đội viên

- Mơ màng như nằm trong một giấc mộng đẹp

- Thổn thức, thì thầm, lo Bác ốm

⇒ Thương yêu, cảm phục trước những hành động của Bác

2. Lần thứ ba thức dậy của anh đội viên

- Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác đi ngủ

→ Từ láy “nằng nặc”cùng nghệ thuật đảo trật tự từ diễn tả tăng dần mức độ bồn chồn, tình cảm lo lắng chân thành của anh đội viên dành cho Bác

- Lòng vui sướng mênh mông, anh thức luôn cùng Bác: niềm vui vì hiểu được nỗi lòng của Bác- tình thương, sự lo lắng cho đoàn dân công

⇒ Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên đã cho thấy tình cảm của anh đội viên nói riêng, của những người lính và nhân dân Việt Nam nói chung đối với Bác. Đó là sự yêu kính, biết ơn và niềm hạnh phúc trước tình yêu thương và sự quan tâm của Bác

3. Hình tượng Bác Hồ

- Anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” - đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng.

- Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ:

   + Thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm: “ Một canh… hai canh… lại ba canh/ Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành”

   + Khi tham gia chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

⇒ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

   + Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng chi tiết giản dị,…

- Cảm nhận của bản thân về Bác

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Đêm nay Bác không ngủ là của tác giả nào?

A. Tố Hữu B. Tế Hanh

C. Minh Huệ D. Viễn Phương

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám B. Trong thời kì chống Pháp

C. Thời kì chống Mĩ D. Khi đất nước hòa bình

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Bài thơ được sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi, chỉ huy cuộc chiến đấu

Câu 3. Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt gì?

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 4. Nhân vật trung tâm trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?

A. Anh đội viên B. Đoàn dân công

C. Anh đội viên và Bác Hồ D. Bác Hồ

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Nhân vật anh đội viên là nhân vật trữ tình

Câu 5. Bài thơ Đêm nay bác không ngủ được làm theo thể thơ gì?

A. Thể lục bát B. Thể ngũ ngôn

C. Thể song thất lục bát D. Thể tứ tuyệt

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 6. Hình ảnh Bác Hồ đã được miêu tả từ những phương diện nào?

A. Vẻ mặt, dáng hình B. Cử chỉ, hành động

C. Anh đội viên và Bác Hồ D. Dáng vẻ, hành động, lời nói

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 7. Lý do Bác không ngủ trong bài Đêm nay Bác không ngủ?

A. Bác lo lắng cho những người chiến sĩ ở chiến trường

B. Bác thương đoàn dân công đêm phải ngủ lại ở rừng

C. Bác lo lắng cho chiến dịch

D. Cả ba ý trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 8. Ý nghĩa của 3 câu thơ kết bài?

A. Đêm nay chỉ là một đêm trong rất nhiều đêm Bác không ngủ

B. Cả cuộc Bác dành trọn vẹn cho dân, cho nước

C. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả, chỉ quên mình” của Bác

D. Gồm cả 3 ý

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 9. Trong những từ sau, từ nào không xuất hiện trên bài thơ?

A. Lâm thâm B. Thâm trầm

C. Trầm ngâm D. Nằng nặc

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 10. Bài thơ chứng tỏ nhân vật anh đội viên có tấm lòng yêu thương, ngưỡng mộ, gắn bó của người chiến sĩ dành cho Bác, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.