Bài thơ: Mưa (Trần Đăng Khoa)

Bài thơ: Mưa (Trần Đăng Khoa)

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài thơ: Mưa (Trần Đăng Khoa)

A. Nội dung bài học

Nội dung Bài thơ: Mưa

Bài thơ: Mưa - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Mưa - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Mưa - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Mưa - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

I. Đôi nét về tác giả: Trần Đăng Khoa

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

- Năng khiếu thơ của ông nảy nở từ rất sớm, từ lúc là học sinh Tiểu học đã có nhiều bài thơ đăng báo và tập thơ đầu tay được in năm 1968, lúc tác giả mới mười tuổi

II. Đôi nét về tác phẩm: Mưa

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

Bài thơ được sáng tác năm 1967 và được in trong tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời”

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “nhảy múa”): Khung cảnh lúc trời sắp mưa

- Phần 2 (tiếp đó đến “cây lá hả hê”): Khung cảnh khi trời mưa

- Phần 3 (còn lại): Hình ảnh con người trong cơn mưa

3. Giá trị nội dung

Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả; và qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của Trần Đăng Khoa

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ tự do

- Nhịp thơ ngắn, nhanh

- Sử dụng phép nhân hóa

III. Phân tích bài thơ Mưa

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Đăng Khoa

- Giới thiệu về bài thơ “Mưa” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Khung cảnh thiên nhiên trước cơn mưa

- Các con vật:

   + Con mối bay ra: mối già – bay thấp, mối trẻ - bay cao

   + Gà con: rối rít tìm nơi ẩn nấp

   + Kiến: hành quân đầy đường

- Cây cối:

   + Mía: múa gươm

   + Lá khô

   + Cỏ gà: rung tai nghe

   + Bụi tre: tần ngần gỡ tóc

   + Hàng bưởi: bế con đu đưa

   + Cây dừa: sải tay bơi

   + Ngọn mùng tơi: nhảy múa

- Bầu trời:

   + Mặc áo giáo đen, ra trận

   + Chớp rạch ngang trời

   + Sấm: cười khanh khách

→ Nghệ thuật nhân hóa

→ Cảnh vật trước cơn mưa được miêu tả chính xác, cụ thể

2. Khung cảnh thiên nhiên trong cơn mưa

- Âm thanh: lộp bộp, lộp bộp, ù ù như xay lúa

- Đất trời: mù trắng nước, sủi bọt

- Cóc: nhảy chồm

- Chó: sủa

- Cây lá hả hê

⇒ Cảnh vật lúc mưa được miêu tả sinh động

3. Hình ảnh con người trong cơn mưa

- Người cha đi cày về, “đội sấm, đội chớp”

- Nghệ thuật: ẩn dụ

⇒ Con người hiện lên trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ làm cho hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần sánh ngang với trời đất

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

   + Nội dung: cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa; tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả

   + Nghệ thuật: thể thơ tự do, nhịp thơ nhanh, ngắn, biện pháp nhân hóa…

- Cảm nhận của em về bài thơ: độc đáo, gần gũi, hấp dẫn,…

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Mưa là bài thơ của ai?

A. Tố Hữu B. Trần Đăng Khoa

C. Nguyên Hồng D. Tô Hoài

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 2. Mưa được miêu tả theo trình tự nào?

A. Trước và trong cơn mưa B. Từ ngoài đồng về nhà

C. Từ trên trời rơi xuống mặt đất D. Trong và sau cơn mưa

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 3. Loài vật nào không được miêu tả trong bài?

A. Kiến B. Bọ Dừa

C. Gà D. Mối

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 4. Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài Mưa là gì?

A. Sử dụng phép nhân hóa

B. Thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn, nhanh

C. Ngôn ngữ chính xác, sinh động

D. Thể thơ tự do, giàu phép nhân hóa, ngôn ngữ sinh động

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 5. Bốn câu thơ cuối bài thơ tác giả sử dụng phép tu từ gì?

A. Nhân hóa B. So sánh

C. Hoán dụ D. Ẩn dụ

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Biểu tượng cho tư thế, sức mạnh, vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên

Câu 6. Mưa là bài thơ được miêu tả chính xác, sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở thành phố, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Mưa là bài thơ viết về cơn mưa rào ở làng quê

Câu 7. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Tự do B. Song thất lục bát

C. Tứ tuyệt D. Ngũ ngôn tứ tuyệt

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 8. Khổ thơ cuối:

“ Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa…”

Cho thấy điều gì?

A. Biểu tượng tư thế, sức mạnh, vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên

B. Bố là người dũng cảm, can trường

C. Bố phải lao động trong trời mưa

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án A