Câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Câu trần thuật đơn

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    - Là loại câu do một cụm C-V nòng cốt tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

    Ví dụ: Tôi đi về.

    B. Bài tập luyện tập

    Bài 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn sau và cho biết chức năng của chúng?

    A. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. B. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy.

    C. Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi.

    D. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng.

    Gợi ý:

    CN

    VN

    a

    Người dân cày Việt Nam (cụm danh từ)

    VN1: dựng nhà (cụm động từ)

    VN2: dựng cửa (cụm động từ)

    VN3: vỡ ruộng (cụm động từ)

    VN4: khai hoang (động từ)

    b

    Tôi (đại từ)

    từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy (cụm động từ)

    c

    Chú Hai (danh từ)

    VN1: vứt sào

    VN2: ngồi xuống thở không ra hơi (cụm động từ)

    d

    Những chiếc đu xe (cụm danh từ)

    Vẫn dướn lên bay bổng (cụm động từ)

    Bài 2: Hãy đặt các câu trần thuật đơn

    A. Một câu dùng để giới thiệu một nhân vật trong truyện cổ tích mà em yêu thích.

    B. Một câu dùng để tả lại cảnh đẹp mà em đã gặp trong dịp hè vừa qua.

    C. Một câu dùng để kể về một kỉ niệm đáng nhớ dưới mái trường tiểu học của em.

    D. Một câu dùng để nêu ý kiến của em về lợi ích của thể thao.

    Gợi ý:

    A. Dũng sĩ Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên là một nhân vật được rất nhiều bạn nhỏ yêu thích.

    B. Sa Pa lặng lẽ mơ màng như đang say ngủ trong giấc mộng.

    C. Năm học lớp 4, lần đầu tiên, cả lớp tôi được cùng nhau đi xem phim.

    D. Chơi thể thao là liều thuốc quý cho sức khỏe của mọi người.

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1. Thế nào là câu trần thuật đơn?

    A. Là câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, một ý kiến

    B. Là câu có đầy đủ thành phần chính và thành phần phụ

    C. Là câu có thể lược bỏ được thành phần chủ ngữ và vị ngữ

    D. Là câu không xác định được thành phần chủ ngữ, vị ngữ

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 2. Trong đoạn văn sau đây, có mấy câu trần thuật đơn?

    Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay không biết có bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những con đựng ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. ”

    A. 1 B. 2

    C. 3 D. 4

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    → Đoạn văn gồm 3 câu phía trên đều là câu đơn.

    Câu 3. Câu nào phía dưới không phải câu trần thuật đơn?

    A. Có một con ếch sống lâu trong giếng cạn B. Bà đỡ Trần người huyện Đông Triều.

    C. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. D. Buổi đầu, không một tấc đất trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    → Đây là câu ghép

    Câu 4. Câu trần thuật đơn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. ” có nội dung gì?

    A. Thông báo việc Cô Tô thời tiết đẹp B. Giới thiệu về Cô Tô.

    C. Tả về Cô Tô D. Nêu lên sự việc, ngày thứ năm sau Cô Tô đẹp, sáng sủa.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    Câu 5. Câu nào là câu trần thuật đơn trong các ví dụ dưới đây?

    A. Hức!

    B. Thông ngách sang nhà ta?

    C. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

    D. Tôi về không một chút bận tâm.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D