MỤC LỤC
A. Nội dung bài học
- Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ ( cụm tính từ)... cũng có thể làm vị ngữ.
- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
Ví dụ: Mèn trêu chị Cốc/ là dại.
- Có một số câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý như sau: câu định nghĩa, câu giới thiệu, câu đánh giá, câu miêu tả.
B. Bài tập luyện tập
Bài 1: Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu: “Tre là cánh tay của người nông dân. ” Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì?
Gợi ý:
- Tre/ là cánh tay của người nông dân.
CN VN
- Câu trên là câu trần thuật đơn có từ là.
Bài 2: Với các từ khóa sau: văn bản nhật dụng, trường em, mùa xuân, tấm kính. Em hãy đặt bốn câu trần thuật đơn có từ “là” dùng để:
- Nêu định nghĩa về văn bản nhật dụng?
- Giới thiệu về ngôi trường của em?
- Miêu tả khu vườn nhà ông em?
- Đánh giá vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận bão?
Gợi ý:
- Văn bản Nhật dụng là văn bản đề cập đến một vấn đề gần gũi, bức thiết của đời sống.
- Trường em là ngôi trường khang trang, đẹp đẽ.
- Khu vườn nhà ông em vào mùa xuân là một xứ sở thần tiên.
- Sau trận bão, cảnh vật trên đảo Cô Tô là một tấm kính được lau hết mây bụi.
Bài 3: Hãy tìm những câu trần thuật đơn có từ “là” trong những bài thơ, đọan thơ sau:
A. Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phương
(Hồ Chí Minh)
B. Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên
Thuyền ra khơi xa
Gió căng buồm lộng
Buồm là lao động
Gió là Đảng ta
(Tố Hữu)
C. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
D.
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng lá nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng,... là nắng của cây
(Nắng – Lê Hồng Thiện)
Gợi ý:
a | b | c | d |
Ruộng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí Nhà nông là chiến sĩ | Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền Buồm là lao động Gió là Đảng ta | Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là đường đi học Quê hương là con diều biếc Quê hương là con đò nhỏ Quê hương là cầu tre nhỏ Quê hương là vòng tay ấm Quê hương là đêm trăng tỏ | Bông cúc là nắng làm hoa Bướm vàng lá nắng bay xa, lượn vòng Lúa chín là nắng của đồng Trái thị, trái hồng,... là nắng của cây |
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Câu trần thuật đơn có từ là là gì?
A. Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ tạo thành.
B. Tổ hợp giữa từ là với động từ, hoặc tính từ cũng có thể làm vị ngữ
C. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ chưa phải, không phải
D. Tất cả các ý kiến trên
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 2. Câu sau đây “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có phải là câu trần thuật đơn không?
A. Có B. Không
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 3. Câu trên có mục đích gì?
A. Nêu định nghĩa B. Giới thiệu
C. Miêu tả D. Đánh giá
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 4. Câu nào dưới đây không phải câu trần thuật đơn có từ là?
A. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
B. Bồ các là bác chim ri.
C. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê
D. Vua phong cho chàng là Phù Đổng Thiên Vương
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 5. Câu nào dưới đây là câu trần thuật đơn có từ là theo kiểu nêu định nghĩa?
A. Nó là con nhà bác An bên xóm kế bên.
B. Lực là khái niệm thuộc chuyên ngành Vật Lý.
C. Hoa hồng là loại cây dễ trồng trong điều kiện thời tiết của miền Bắc.
D. Đây là những món quà dễ thương được tôi làm tặng anh của mình.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới