Bài thơ: Lượm (Tố Hữu)

Bài thơ: Lượm (Tố Hữu)

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài thơ: Lượm (Tố Hữu)

A. Nội dung bài học

Nội dung Bài thơ: Lượm

Bài thơ: Lượm - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Lượm - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Lượm - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Bài thơ: Lượm - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

I. Đôi nét về tác giả: Tố Hữu

- Tố Hữu (1920-2002) , tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế

- Ông vừa là nhà cách mạng vừa là nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

II. Đôi nét về tác phẩm: Lượm

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài “Lượm” được Tố Hữu sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu

- Phần 2 (7 khổ thơ tiếp theo): Sự hi sinh anh dũng của Lượm

- Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi cùng với đất nước

3. Giá trị nội dung

Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ bốn chữ

- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tảm, tự sự, biểu cảm

III. Phân tích bài thơ Lượm

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu

- Giới thiệu về bài thơ “Lượm” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu

- Hoàn cảnh gặp gỡ: ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè

- Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ đầu tiên:

   + Hình dáng: bé loắt choắt

   + Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

   + Cử chỉ: nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời (thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng…)

   + Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc…Thích hơn ở nhà)

⇒ Từ láy cùng phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên

2. Sự hi sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

- Hoàn cảnh: khó khăn, nguy hiểm – “đạn bay vèo vèo”

- Hình ảnh của Lượm: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái làm nhiệm vụ, không sợ khó khăn, nguy hiểm – “vụt qua mặt trận … sợ chi hiểm nghèo”

- Tư thế của Lượm lúc hi sinh:

   + Một dòng máu tươi

   + Nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng

→ Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào đồng lúa quê hương. Hình ảnh miêu tả vừa hiện thực vừa lãng mạn

→ Xót thương, cảm phục

3. Hình ảnh Lượm sống mãi cùng đất nước

- “Lượm ơi còn không?” bộc lộ thái độ ngỡ ngàng, đau xót như không muốn tin vào sự thật đang diễn ra

- Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật lặp, khẳng định Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm thì vẫn còn mãi trong tâm trí của mọi người, sống mãi cùng đất nước

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   + Nội dung: Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người

   + Nghệ thuật: thể thơ bốn chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng từ láy,…

- Cảm nhận của em về Lượm: cảm phục, quý mếm,…

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Ai là tác giả bài thơ Lượm?

A. Huy Cận B. Tế Hanh

C. Tố Hữu D. Xuân Diệu

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 2. Trong bài thơ Lượm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả B. Tự sự, biểu cảm

C. Biểu cảm D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 3. Nhân vật Lượm trong 2 khổ thơ đầu có vẻ đẹp gì?

A. Khỏe mạnh, cứng cáp B. Nhanh nhẹn, hồn nhiên

C. Hiền lành, dễ thương D. Rắn rỏi, cương quyết

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 4. Nhân vật Lượm gặp nhân vật xưng “chú” ở đâu?

A. Hàng Bè (Huế) B. Hà Nội

C. Sài Gòn D. Hà Tĩnh

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 5. Yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?

A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu

C. Biện pháp so sánh D. Gồm 3 ý trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 6. Từ xưng hô nào không phải để gọi Lượm trong bài thơ?

A. Cháu B. Cháu bé

C. Chú bé D. Chú đồng chí nhỏ

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 7. Ý nghĩa của khổ thơ:

                        Cháu nằm trên lúa

                        Tay nắm chặt bông

                        Lúa thơm mùi sữa

                        Hồn bay giữa đồng

A. Tâm hồn Lượm hòa vào với đồng quê B. Tâm hồn Lượm thơm ngát như đồng quê

C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng D. Gồm cả 3 ý: A, B, C

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 8. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

A. Thể lục bát B. Thể ngũ ngôn

C. Thể thất ngôn D. Thể thơ bốn chữ

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 9. Lượm là nhân vật như thế nào?

A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái

B. Dũng cảm

C. Giàu lòng yêu nước và ý chí chiến đấu kiên cường

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 10. Bài thơ có câu “Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt gần cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Câu nói thể hiện sự xúc động của tác giả trước sự mất mát to lớn, sự hi sinh của Lượm