Nhân hóa

Nhân hóa

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nhân hóa

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    - Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

    - Nhân hóa vừa có chức năng nhận thức, vừa có chức năng biểu cảm, có khi nhân hoa dùng để làm phương tiện, cái cớ để con người dãi bày, tâm sự.

    - Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:

       + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

       + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

       + Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

    B. Bài tập luyện tập

    Bài 1: Hãy tìm phép nhân hóa trong đoạn văn sau và cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?

    Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi,tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân,rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi người bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn,không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn,ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói,có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he.

               (Dế mèn phiêu lưu kí)

    Gợi ý:

    - Chú ý đến các từ ngữ vốn dùng để chỉ hoạt động, tính chất của người: oai vệ, làm điệu, kiểu cách con nhà võ, cà khịa, bà con trong xóm, to tiếng, ai cũng nhịn, ai đáp lại, ai, quen thuộc, họ nể, tưởng, không ai dám ho he.

    - Các từ trên thuộc kiểu nhân hóa dùng dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất,... của người để miêu tả, hô gọi vật.

    Bài 2: Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau?

    A.

    Trong gió trong mưa

    Ngọn đèn đứng gác

    Cho thắng lợi, nối theo nhau

    Đang hành quân đi lên phía trước

               (Ngọn đèn đứng gác)

    B. Mẹ hỏi cây Kơ – mia:

    -Rễ mày uống nước đâu?

    -Uống nước nguồn miền Bắc

               (Bóng cây Kơ – nia)

    Gợi ý:

    Chú ý tìm những từ ngừ vốn dùng để mọi người xưng hô, trò chuyện với nhau, những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người được các tác giả dùng để gọi hoặc tả các vật vô tri vô giác.

    A. đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trước

    B. hỏi cây Kơ – nia, uống nước

    Bài 3: Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào?

    a) Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi: […].

               (Tô Hoài)

    b) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riềng, một cảm giấc riêng. […] Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại […] Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm; hay đến mớn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

               (Khái Hưng)

    c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

               (Thép Mới)

    Gợi ý:

    A. chị (cách gọi dùng cho người) , nghe, không hiểu, muốn, định thần, trợn tròn mắt, lò dò, hỏi,...

    B. linh hồn, tâm tình, cảm giác, nhẹ nhàng, khoan khóa, đùa bỡn, múa may, thầm bảo, sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, muốn, âu yếm, mơn trớn.

    C. chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, hy sinh, bảo vệ, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

    Thuộc kiểu nhân hóa vốn dùng những từ để chỉ các hoạt động, đặc điểm, tính chất,... của người dùng cho con vật, chiếc lá, cây tre.

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1. Nhân hóa là gì?

    A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật

    B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau

    C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận

    D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 2. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                    Vì mây cho núi lên trời

                            Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

    A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

    B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

    C. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

    D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    → Động từ “cười” của chủ thể hoa, là từ chỉ hoạt động của con người nay chuyển sang hoạt động của sự vật.

    Câu 3. Hình ảnh nào sau đây không phải, hình ảnh nhân hóa?

    A. Trâu ơi, ta bảo trâu này

    Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta

    B. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.

    C. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

    D. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    Câu 4. Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?

    A. 3 kiểu B. 4 kiểu

    C. 5 kiểu D. 6 kiểu

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Có ba kiểu nhân hóa thường gặp: dùng từ vốn gọi người để gọi vật. Dùng từ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

    Câu 5. Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

    A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

    B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

    C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

    D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    → Biện pháp nhân hóa sử dụng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ vật: giữ, xung phong, hi sinh, bảo vệ nhằm ca ngợi hình ảnh cây tre Việt Nam

    Câu 6. Trong câu thơ: “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?

    A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

    B. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người

    C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

    D. Cả 3 đáp án trên

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 7. Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?

    A. Hình dáng B. Tính chất

    C. Hoạt động D. Trạng thái

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    Câu 8. “Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?

    A. Hoạt động B. Hình dáng

    C. Tính chất D. Tính cách

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    → Nhân hóa hình ảnh dòng sông, giống như cô gái mới lớn, biết làm điệu, duyên dáng, thướt tha

    Câu 9. Câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” có bao nhiêu từ được sử dụng với phép nhân hóa?

    A. 4 danh từ B. 7 danh từ

    C. 6 danh từ D. 9 danh từ

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Các từ được dùng để gọi người sử dụng để gọi vật: bác, lão, cô, cậu

    Câu 10. Câu “ Trên bến cảng tàu mẹ, tàu con nhộn nhịp ra vào bến” sử dụng cách nhân hóa dùng từ vốn gọi người để gọi vật, với tác dụng làm sự vật trở nên gần gũi, có hồn đúng hay sai?

    A. Đúng B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Bến cảng trở thành nơi giống như gia đình, trong đó thuyền bè tấp nập ra vào cảng tíu tít như mẹ con. Cảnh vật trở nên sống động, có hồn hơn.