Bức tranh của em gái tôi

Bức tranh của em gái tôi

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bức tranh của em gái tôi

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả: Tạ Duy Anh

Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)

II. Đôi nét về tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi

1. Xuất xứ

“Bức tranh của em gái tôi” là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiến niên tiền phong

2. Tóm tắt

Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “phát huy tài năng”): Tài năng của em gái được phát hiện

- Phần 2 (tiếp đó đến “anh cùng đi nhận giả”): Lòng ghen tị và mặc cảm của người anh

- Phần 3 (còn lại): Người anh nhận ra sai lầm của mình và tấm lòng của em gái

4. Giá trị nội dung

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất tự nhiên, chân thật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo

III. Phân tích văn bản Bức tranh của em gái tôi

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tạ Duy Anh

- Giới thiệu về truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Nhân vật người anh trai

- Từ trước cho đến lúc nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, xem thường

- Khi tài năng của em gái được phát hiện: cảm thấy buồn và thất vọng về mình, cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước

- Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái mình

- Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày: ngạc nhiên, hãnh diện rồi xấu hổ

→ Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng cảm thông vì đã nhận ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai lầm của bản thân và sữa chữa nó

2. Nhân vật người em gái – Kiều Phương

- Say mê hội họa: mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ, vẽ đẹp

- Hồn nhiên, trong sáng, hiếu động

- Độ lượng, nhân hậu

- Giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình bằng tài năng và tấm lòng

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình

   + Nghệ thuật: kể chuyện bằng ngôi thứ nhất, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật…

- Bài học cho bản thân: quý trọng tình cảm gia đình, anh em,…

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Người em gái B. Người em gái, anh trai

C. Bé Quỳnh D. Người anh trai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi?

A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện

B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái

C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh

D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì?

A. Miêu tả B. Tự sự

C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai?

A. Lời người anh, ngôi thứ nhất B. Lời người em, ngôi thứ hai

C. Lời tác giả, ngôi thứ ba D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Người anh xưng “tôi”- ngôi thứ nhất, kể lại câu chuyện của mình

Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ?

A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm

C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em D. Ngăn cản không cho em nghịch

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Chi tiết “tôi bí mật theo dõi em gái tôi”

Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em

B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ

C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước

D. Vui mừng vì em có tài

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện

C. Tức tối, xấu hổ, hành diện, D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp

B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường

C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

D. Em gái vẽ sai về mình

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Người anh cảm thấy xấu hổ vì trước đó đã đối xử không tốt, còn ganh tị với em, nhưng cô em gái thì vẽ người anh bằng tấm lòng nhân hậu, trong sáng

Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động B. Tài hội họa hiếm có

C. Tình cảm trong sáng nhân hậu D. Không quan tâm đến anh

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác

B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác

C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân

D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Câu chuyện là bài học về thái độ trước thành công của người khác.