Vai trò của gan, thận, và hệ đệm trong cân bằng áp suất thẩm thấu

Vai trò của gan, thận, và hệ đệm trong cân bằng áp suất thẩm thấu

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vai trò của gan, thận, và hệ đệm trong cân bằng áp suất thẩm thấu

Lý thuyết về Vai trò của gan, thận, và hệ đệm trong cân bằng áp suất thẩm thấu

III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU

1. Vai trò của thận

- Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… $ \to $ thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước $ \to $ uống nước vào $ \to $ giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm $ \to $ thận tăng thải nước$ \to $ duy trì áp suất thẩm thấu.

 2. Vai trò của gan

- Gan tham gia điều hoà áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ của các chất hoà tan trong máu như glucôzơ…

- Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao $ \to $ tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ $ \to $ nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định

- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ $ \to $ nồng độ glucôzơ trong máu giảm$ \to $ tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu $ \to $ nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định

IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG VIỆC CÂN BẰNG pH NỘI MÔI

Ở người, pH của máu bằng khoảng 7,35 $ \to $ 7,45. Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất $C{O_2}$, axit lactic… có thể làm thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể.

pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận

Có các loại hệ đệm: bicacbonat, photphat, prôtêinat. Trong đó hệ đệm prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Khi nồng độ glucôzơ trong máu dưới mức 0,6 gam/lít, gan có thể 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chuyển glicôgen dự trữ thành glucôzơ.

Giải thích: khi nồng độ glucôzơ máu xuống thấp, tuyến tụy tiết ra glucagôn chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu.

Câu 2: Hoocmon ADH của tuyến yên có tác dụng chủ yếu là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Làm tăng quá trình tái hấp thu nước.

Giải thích: ADH làm tăng tính thấm của tế bào ống lượn xa và ống góp đối với nước, do vậy làm tăng tái hấp thu nước, giảm lượng nước tiểu thải ra.

Câu 3: Ở người, môi trường trong cơ thể được duy trì ổn định nhờ hoạt động của:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các cơ chế cân bằng nội môi.

SGK Sinh học 11 tr.86.

Câu 4: Yếu tố nào phải được kiểm soát và điều chỉnh để duy trì cân bằng nội môi? Hãy chọn đáp án đúng nhất.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự cân bằng và ổn định của môi trường bên trong bao hàm sự cân bằng khối lượng nước, cân bằng nồng độ các chất như glucôzơ, ion, axit amin, axit béo, muối khoáng,…giúp duy trì áp suất thẩm thấu, huyết áp và độ pH của môi trường bên trong.

Câu 5: Hoocmon của tuyến nội tiết nào có tác dụng làm tăng tái hấp thu Na+ ở thận:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tuyến trên thận.

Giải thích: tuyến trên thận tiết ra hoocmon aldosteron làm tăng tái hấp thu Na+ ở thận.

Câu 6: Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong cân bằng nội môi. Đơn vị chức năng cơ bản của thận của động vật có vú là các nephron.Chức năng cơ bản của nephron là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chức năng cơ bản của nephron (cầu thận) là lọc máu, tái hấp thu nước và muối khoáng đồng thời đào thải những chất có hại.

ADH do tuyến yên tiết ra, không phải thận

Câu 7: Sự cân bằng và ổn định của nội môi bao hàm sự cân bằng của:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tất cả đều đúng.

Giải thích: môi trường bên trong cơ thể bao gồm tất cả các yếu tố trên vì vậy sự ổn định và cân bằng nội môi bao hàm sự cân bằng của tất cả chúng.

Câu 8: Hệ đệm tối ưu trong điều hòa pH máu là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Protein.

SGK Sinh học 11 tr.89.

Câu 9: Ở người, vai trò của protein huyết tương là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tất cả đều đúng.

Giải thích: các protein huyết tương chứa nhiều gốc -COOH NH2 tự do có khả năng lấy đi H+OH- khi chúng xuất hiện trong máu, làm tăng áp suất thẩm thấu giữ nước cho máu đồng thời liên kết và vận chuyển các chất khác.

Câu 10: Nhóm động vật có thân nhiệt biến đổi theo môi trường là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dễ chũi, nhái bén, trăn, cá mập.

Giải thích: động vật biến nhiệt bao gồm các loại động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát và hầu hết động vật không xương sống.

Câu 11: Cân bằng nội môi là trạng thái:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Môi trường bên trong cơ thể được duy trì cân bằng và ổn định.

SGK Sinh học 11 tr.86.

Câu 12: Nồng độ glucôzơ và protein huyết tương được điều hòa do vai trò chủ yếu của:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gan.

Giải thích: tại gan diễn ra sự tổng hợp và phân hủy nhiều protein huyết tương giúp điều hòa chúng. Đồng thời ở gan có sự dự trữ glicogen khi đường huyết tăng và phân giải chúng thành glucôzơ khi đường huyết giảm.

Câu 13: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK sinh học cơ bản trang 87

Câu 14: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK sinh học cơ bản trang 89

Câu 15: Chất đệm là chất:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có khả năng lấy đi ion H+OH- xuất hiện trong môi trường trong.

SGK Sinh học 11 tr.89.

Câu 16: Thể tích dịch ngoại bào có trong cơ thể người:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cơ thể người trưởng thành bình thường có khoảng 40 lít dịch được phân bố ở 2 khu vực. Khoảng 25 lít dịch nằm trong tế bào gọi là dịch nội bào và 15 lít dịch nằm ngoài tế bào gọi là dịch ngoại bào. Dịch ngoại bào bao gồm các loại dịch trong các khu vực của cơ thể như dịch kẽ là dịch xung quanh tế bào, dịch não tuỷ là dịch nằm ngoài tổ chức não và tuỷ sống, dịch mắt là loại dịch chứa trong nhãn cầu. dịch tiêu hoá là các loại dịch được các cơ quan tiêu hoá bài tiết ra đổ vào đường tiêu hoá... và nhiều loại dịch khác. Mỗi loại dịch có thành phần, tính chất và vai trò khác nhau.

Câu 17: Cân bằng nội môi là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK sinh học cơ bản trang 86

Câu 18: Trong cơ chế điều hòa đường huyết, tế bào nội tiết của tụy:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Là bộ phận điều khiển.

Giải thích: bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết (ở đây là tuyến tụy).

Câu 19: Cân bằng nội môi là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể trong 1 khoảng nhất định để đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện được các chức năng sinh lí của các tế bào cơ thể.

Câu 20: Vùng dưới đồi là bộ phận điều khiển trong cơ chế:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điều hòa áp suất thẩm thấu.

Giải thích: vùng dưới đồi tiết ra hoocmon ADH kích thích tăng sự tái hấp thu nước ở thận là cơ chế chủ yếu làm tăng áp suất thẩm thấu.

Câu 21: Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện bởi:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ thống đệm.

Giải thích: hệ đệm duy trì được pH ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.

Câu 22: Áp suất thẩm thấu máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chát hòa tan trong máu, đặc biệt là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học cơ bản 11 trang 88)

Câu 23: Nhóm động vật có cơ chế điều hòa thân nhiệt giống với thỏ là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cá heo, hải cẩu, mèo nhà, chim ưng.

Giải thích: thỏ là loài động vật hằng nhiệt có khả năng điều hòa thân nhiệt ổn định khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Đại diện của động vật biến nhiệt là chim và thú mà thằn lằn, ếch, rùa đều không thuộc hai lớp trên.

Câu 24: Trong cơ thể không có hệ đệm nào sau đây:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đệm gluconat.

SGK Sinh học 11 tr.89.

Câu 25: Cơ chế điều hòa hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tuyến tụy -- > insulin -- > gan và các tế bào cơ thể -- > glucôzơ trong máu.

SGK Sinh học 11 tr.88.

Câu 26: Ở người, khi cơ thể bị mất nước, cảm giác khát xuất hiện do kích thích ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng dưới đồi thị.

Giải thích: một số nhân xám nằm trong vùng dưới đồi thị là các trung khu đói, no và khát. Khi cơ thể mất nước làm áp suất thẩm thấu tăng lên sẽ kích thích trung khu khát gây ra cảm giác muốn uống nước.