Hô hấp ở động vật

Hô hấp ở động vật

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Hô hấp ở động vật

Lý thuyết về Hô hấp ở động vật

I. Hô hấp là gì

Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải $C{O_2}$ ra ngoài. Hô hấp bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong

II. Bề mặt trao đổi khí

- Bề mặt trao đổi khí là nơi tiếp xúc và trao đổi khí giữa môi trường và tế bào của cơ thể

- Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải có 4 đặc điểm sau:

 + Diện tích lớn

 + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng

 + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp

 + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng

III. Các hình thức hô hấp

Căn cứ vào bề mặt hô hấp có thể chia thành 4 hình thức hô hấp:

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể

- Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể

Ví dụ: giun đất, con đĩa… (hô hấp qua da)

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

- Gặp ở côn trùng. Bao gồm nhiều hệ thống ống nhỏ, phân nhánh tiếp xúc với tế bào của cơ thể và thông ra ngoài nhờ các lỗ thở.

3. Hô hấp bằng mang

-Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm, chân khớp

 + Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng làm cho dòng nước chảy 1 chiều và liên tục từ miệng qua khe mang

 + Dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang

4. Hô hấp bằng phổi

- Phổi là cơ quan hô hấp của động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú.

   + Thú: khoang mũi $ \to $ hầu $ \to $ khí quản $ \to $ phế quản

   + Lưỡng cư: hô hấp bằng da và phổi

   + Chim: hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí (chim hô hấp hiệu quả nhất)

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Trao đổi khí ở phổi cung cấp oxi cho hô hấp nội bào, ngược lại, hô hấp nội bào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Tạo ra sự chênh lệch nồng độ cho các chất khí để sự trao đổi khí ở phổi có thể thực hiện được.

Giải thích: Quá trình hô hấp nội bào bào là một quá trình chuyển hoá năng lượng quan trọng của tê bào sống, các phân tử hữu cơ bị phân giải - > CO2 và H2 O + ATP. CO2 tạo ra và O2 mất đi trong tế bào làm chênh lệch nồng độ 2 chất khí này giữa bên trong- bên ngoài tế bào, kéo theo đó là sự chênh lệch nồng độ chất khí ở bề mặt trao đổi khí.

Câu 2: Điều kiện quan trọng nhất để động vật có thể trao đổi khí với môi trường ngoài là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Có sự chênh lệch nồng độ oxi và cacbonic ở bề mặt hô hấp.

Giải thích: Có sự chênh lệch nồng độ 2 khí này ở bề mặt hô hấp thì mới có sự khuếch tán qua bề mặt hô hấp từ môi trường vào cơ thể và ngược lại, động vật mới có thể trao đổi khí.

Câu 3:

Mô tả nào dưới đây về quá trình trao đổi khí ở chim là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Trong chu kì 1: khi hít vào khí sẽ đến túi khí sau, khi thở ra khí đi qua phổi. Trong chu kì 2: khi hít vào khí sẽ đi từ phổi đến túi khí trước và khi thở ra đi ra ngoài cơ thể.

Giải thích: quá trình hô hấp ở chim trải qua 2 chu kỳ, không khí sẽ đi theo thứ tự lần lượt túi khí sau→ phổi→ túi khí trước.

Câu 4:

Ở động vật, bề mặt trao đổi khí nhỏ hay lớn phụ thuộc vào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Mức độ hoạt động và nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Giải thích: Tùy theo mức độ hoạt động và nhu cầu năng lượng mà nhu cầu oxy sẽ khác nhau, nhu cầu trao đổi khí khác nhau, bề mặt trao đổi khí cũng theo đó mà biến đổi tương ứng.

Câu 5: Hoạt động hô hấp ở côn trùng không có quá trình:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Hô hấp qua phổi.

Giải thích: Côn trùng thực hiện hô hấp bằng hệ thống ống khí, nên không có hô hấp qua phổi.

Câu 6: Hô hấp là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(Tr 71 SGK 11 CƠ BẢN)

Hô hấp là tập hợp các quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài. Bao gồm: hô hấp ngoài , vận chuyển khí và hô hấp trong.

Câu 7: Hô hấp bằng hệ thống ống khí có ở sinh vật nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hô hấp bằng hệ thống ống khí có ở các loài côn trùng,  thành phần bao gồm:

- Ống khí lớn.

- Ống khí nhỏ.

- Lỗ thở.

(tr 72 SGK 11  CƠ BẢN).

A

Câu 8: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở trùng biến hình thông qua

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trùng biến hình là sinh vật đơn bào nhân sơ, quá trình trao đổi khí được thực hiện ngay qua màng tế bào tức ngay trên bề mặt cơ thể.

Câu 9:

Cơ quan thuộc hệ hô hấp của người là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Phổi.

Giải thích: Người hô hấp bằng phổi.

Câu 10:

Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp( ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Qua bề mặt cơ thể.

Giải thích: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp( ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 11:

Ở chim, sự trao đổi khí được thực hiện qua:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Các túi khí nằm trong phổi với hệ thống mao mạch bao quanh.

Giải thích: Chim hô hấp nhờ hệ thống túi khí và phổi.

Câu 12: Các hình thức hô hấp chủ yếu ở động vật là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở động vật có 4 hình thức hô hấp chủ yếu, đó là: Hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp qua hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang, hô hấp bằng phổi ( Ghi nhớ tr 75 SGK 11  CƠ BẢN)

 

Câu 13:

Ở loài động vật nào dưới đây, sự trao đổi khí được thực hiện qua mang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Tất cả đều đúng.

Giải thích: Mang là cơ quan hô hấp thích nghi của cá, thân mềm( trai, ốc) và các loài chân khớp(tôm, cua) sống trong nước.

Câu 14:

Ở sâu bọ, sự trao đổi khí diễn ra ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Hệ thống ống khí.

Giải thích: Các loài côn trùng sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp.

Câu 15:

Côn trùng có hình thức hô hấp như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Bằng hệ thống ống khí.

Giải thích: Nhiều loài động vật sống trên cạn( điển hình là côn trùng) hô hấp bằng hệ thống ống khí).

Câu 16: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhờ hệ thống túi khí nên khi hít vào thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi,  vì vậy chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất. (tr74 SGK 11 cơ bản).

Câu 17:

Sự vận chuyển O2 từ mang hoặc phổi đến tế bào và CO2 từ tế bào đến mang hoặc phổi được thực hiện nhờ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Máu và dịch mô.

Giải thích: Quá trình vận chuyển CO2 và O2 dưới 2 dạng hòa tan và kết hợp trong máu và dịch mô.

Câu 18:

Sự trao đổi khí qua các phế nang trong phổi không xảy ra ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Cá mập.

Giải thích: Cá mập hô hấp bằng mang.

Câu 19: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Động vật đơn bào hoặc đa bào tổ chức thấp như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể. (tr72 SGK 11 CƠ BẢN).

Câu 20: Trung khu của phản xạ tự điều hoà hô hấp nằm ở ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Hành não và cầu não.

Giải thích: Hành não chứa trung tâm hô hấp nên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hòa hô hấp. Khi hành não bị tổn thương, hô hấp bị rối loạn dẫn đến tử vong.

Câu 21: Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim, thú chủ yếu nhờ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim, thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng hoặc lồng ngực. (tr 74 SGK 11 cơ bản)

Câu 22: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình

thức hô hấp như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 23:

Sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài có thể được thực hiện:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Tất cả đều đúng.

Giải thích: Sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài có thể được thực hiện khi bề mặt trao đổi khí thỏa mãn các đặc điểm của một bề mặt trao đổi khí.

Câu 24: Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật cần phải đáp ứng được mấy yêu cầu dưới đây:
  1. Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn.
  2. Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán dễ dàng.
  3. Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
  4. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: 4

Giải thích: các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật:

Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn.

Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán dễ dàng.

Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng.

Câu 25: Sự trao đổi khí chủ yếu diễn ra theo cơ chế:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Khuếch tán.

Giải thích: sự khuếch tán diễn ra ở bề mặt trao đổi khí.

Câu 26:

Loài động vật nào dưới đây không thực hiện trao đổi khí qua mang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Côn trùng.

Giải thích: Côn trùng hô hấp qua hệ thống ống khí.

Câu 27: Ở tôm, cua, cơ quan nào sau đây tham gia hoạt động trao đổi khí ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự trao đổi khí với động vật ở dưới nước như trai, ốc, tôm , cua, cá được thực hiện qua mang. O2 và CO2 được trao đổi với dòng nước nhờ hoạt động của của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: ở cá là nâng hạ xương nắp mang phối hợp với đóng mở miệng; ở tôm cua là hoạt động của các tấm quạt nước.

Câu 28:

Cơ quan hô hấp của chim là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Phổi và các túi khí.

Giải thích: Chim hô hấp nhờ phổi và các túi khí.

Câu 29:

Ở người, sự trao đổi khí trong quá trình hô hấp được thực hiện qua:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Tất cả đều đúng.

Giải thích: Sự trao đổi khí trong quá trình hô hấp được thực hiện qua:

Màng tế bào các cơ quan.

Bề mặt trao đổi khí của các phế nang trong phổi.

Hoạt động co dãn của các cơ thở làm thay đổi thể tích của khoang ngực.

Câu 30: Túi khí của chim không có vai trò:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Trao đổi khí với môi trường ngoài.

Giải thích: Chức năng của các túi khí ở chim:

Thông khí ở phổi (chức năng giống như bơm hút – đẩy).

Giúp cơ thể nhẹ hơn khi bay.

Điều hòa thân nhiệt.

Câu 31: Nhóm động vật không có sự trao đổi khí giữa tế bào với môi trường trong của cơ thể sẽ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Giải thích: Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc với các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra ngoài môi trường qua lỗ thở.

Câu 32: Ở phế nang, hệ thống mao mạch có đặc điểm:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quanh phế nang, hệ thống mao mạch rất phát triển, mục đích để tăng khả năng trao đổi khí giữa máu và phế nang. (tr71 SGK 11 cơ bản: Bề mặt trao đổi khí có rất nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp)

(Tham khảo: Sự trao đổi khí qua màng phế nang-mao mạch:

Khí muốn qua màng phế nang- mao mạch thì phải qua màng hô hấp và còn phải qua màng tế bào hồng cầu cũng như lớp tế bào chất trong hồng cầu mà oxy phải vượt qua để kết hợp với Hb. Thành phần khí vào đến phế nang như sau :

PO2 = 100 mmHg; PCO2 = 40 mmHg; PN2 = 573 mmHg; PH20 = 47 mmHg

Máu ở phần đầu mao mạch phổi có các phân áp:

PO2 = 40 mmHg; PCO2 = 46 mmHg; PN2 = 573 mmHg; PH20 = 47 mmHg

Do có sự chênh lệch phân áp của các loại khí hai bên mao mạch phế nang mà sự khuếch tán qua màng hô hấp sẽ xảy ra hoàn toàn thụ động từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp. Sự khuếch tán khí qua màng hô hấp đạt được sự cân bằng rất nhanh và gần 100%.

Ở cuối mao mạch phổi máu thay đổi như sau :

PO2 = 99,9 mmHg; PCO2 = 40 mmHg; PN2 = 573 mmHg; PH20 = 47 mmHg. 

Tuy nhiên máu đổ vào tĩnh mạch phổi còn có máu đến từ các mao mạch nuôi rốn phổi và tổ chức phổi, máu từ tĩnh mạch vành đổ thẳng vào thất trái nên máu động mạch đến mô PO2 còn 95mmHg.)

Câu 33: Các đặc điểm thuộc về côn trùng?

I. Tim có hai ngăn.

II. Tim chưa phân hoá.

III. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

IV. Hô hấp bằng hệ thống túi khí.

V. Hệ tuần hoàn đơn.

VI. Hệ tuần hoàn hở.

VII. Máu màu đỏ.

VIII. Máu màu xanh.

Câu chọn đúng là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Đáp án: II, III, VI, VIII.

Giải thích: Các đặc điểm thuộc về côn trùng:

Tim chưa phân hóa.

Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Hệ tuần hoàn hở.

Máu màu xanh.

Câu 34: Trao đổi khí ở phổi thực chất là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Sự hô hấp ngoài.

Giải thích: Hô hấp ngoài là thực hiện sự trao đổi khí với môi trường ngoài bằng sự thở ra và hít vào, đem O2 khuếch tán từ phế nang vào máu và CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.

Câu 35: Hiện tượng hô hấp kép ở chim liên quan với cấu trúc nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Hệ thống túi khí.

Giải thích: Khí quản đi tới phổi tạo các vi khí quản, xuyên qua thành phổi tạo thành các túi gọi là túi khí. Ngoài các túi chính nằm ở phần bụng và phần ngực, còn có các túi nhỏ len lỏi trong nội quan. Chim có 9 túi, túi khí có thể tích lớn hơn phổi nhiều lần, chứa nhiều không khí nên có thể thực hiện hô hấp kép khi chim bay, làm nhẹ cơ thể, điều hòa thân nhiệt.

Câu 36: Ở người vùng niêm mạc mũi, hầu rất giàu các mạch máu và các tuyến chất nhày, tế bào biểu mô đường dẫn khí trên có nhiều lông chuyển, đồng thời có nhiều xoang rỗng thông với đường dẫn khí, mục đích để:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các mạch máu làm ấm không khí cùng với hệ thống xoang trên mặt; các tuyến nhày làm ẩm không khí, đồng thời cùng với hệ thống lông chuyển ở tế bào biểu mô ngăn không cho bụi lọt sâu vào phổi.

Câu 37:

Mô tả nào dưới đây về quá trình trao đổi khí ở chim là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Sự lưu thông khí qua phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của cơ hoành và các cơ hô hấp khác làm thay đổi thể tích lồng ngực.

Giải thích: Sự lưu thông khí qua phổi được thực hiện nhờ sự co dãn của các túi khí thông với ống khí.

Câu 38: Cho các dữ kiện:

I. Tuần hoàn hở.

II. Tuần hoàn kín.

III. Hô hấp qua da.

IV. Hô hấp qua phổi.

V. Có túi tiêu hoá.

VI. Có ống tiêu hoá.

VII. Chưa có sắc tố hô hấp.

VIII. Có sắc tố hemoxianin.

Các đặc điểm thuộc về giun đốt là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Đáp án: I, III, VI, VIII.

Giải thích: Các đặc điểm thuộc về giun đốt:

Tuần hoàn hở.

Hô hấp qua da.

Có ống tiêu hóa.

Có sắc tố hemoxianin.

Câu 39:

Trong hoạt động hô hấp ở sâu bọ, sự trao đổi khí giữa các ống khí với các tế bào được thực hiện bằng cách:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể.

Giải thích: Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể.

Câu 40: Trong điều kiện bình thường, hô hấp được coi là một phản xạ không điều kiện vì:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Tất cả các đáp án trên.

Giải thích:Phản xạ không điều kiện là một trong hai loại phản xạ của cơ thể. Khi vừa mới sinh ra,mọi sinh vật đều đã có loại phản xạ này.Khác với phản xạ có điều kiện, phản xạ vô điều kiện không cần phải có quá trình rèn luyện,mang tính bản năng và tính loài và tồn tại vĩnh viễn suốt đời, có một số hoạt động không điều kiện vô thức như thở,.... nói tóm lại là phản xạ tồn tại trong bản năng của mỗi người từ khi sinh ra. Phản xạ không điều kiện còn có thể di truyền.

Câu 41: Trao đổi khí ở người được thực hiện qua:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người và thú, bò sát, lưỡng cư trao đổi khí qua phổi. Phổi của người có rất nhiều phế nang, đảm nhiệm chức phận trao đổi khí với dòng máu đến phổi (tr74 SGK 11 cơ bản). Hệ thống ống khí khắp cơ thể có ở côn trùng; còn trao đổi khí qua phổi và hệ thống túi khí có ở chim