Tập tính của động vật

Tập tính của động vật

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tập tính của động vật

Lý thuyết về Tập tính của động vật

I. TẬP TÍNH LÀ GÌ?

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH

1. Tập tính bẩm sinh

Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài

Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản

2. Tập tính học được

Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

Ví dụ: chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại

Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh

Ví dụ: khả năng bắt chuột của mèo vừa là bẩm sinh vừa là học được.

III. CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi

- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.

- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.

- Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Trong các biểu hiện dưới đây biểu hiện nào không phải là tập tính xã hội:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng cạnh tranh giữa các con cùng đàn về thức ăn. Không phải là tập tính xã hội vì đây là tập tính của mọi cá thể động vật trong tự nhiên trong cuộc chiến "đấu tranh sinh tồn" trong tự nhiên.

Câu 2: Tập tính bẩm sinh là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

SGK Sinh học 11- trang 124

Câu 3: Tập tính học được không có đặc điểm nào dưới đây:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mang tính ổn định và đặc trưng cho loài. Sai vì:

Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững, được hình thành trong quá trình sống →dễ thay đổi, và không đặc trưng cho loài.

Câu 4: Điều kiện hoá đáp ứng là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.

SGK Sinh học 11- trang 128

Câu 5: Có bao nhiêu ý đúng dưới đây?
  1. Tập tính bẩm sinh bền vững và mang tính đặc trưng cho loài.
  2. Những loài có hệ thần kinh phát triển thì số lượng tập tính học được nhiều.
  3. Tuổi thọ không liên quan gì đến sự hình thành các tập tính học được.
  4. Trong quá trình sống của động vật thì chỉ có tập tính học được mới giúp sinh vật thích nghi với môt trường sống.
  5. Cả tập tính học được và tập tính bẩm sinh đều có ý nghĩa rất quan trọng giúp sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường sống.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các đáp án đúng là: 1, 2, 5.

Câu 6: Tập tính quen nhờn là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.

Khái niệm SGK Sinh học 11- trang 127.

Chính vì kích thích không gây nguy hiểm và được lặp đi lặp lại mới dẫn tới tập tính quen nhờn (phớt lờ, không sợ sệt) đối với kích thích đó của một số động vật.

Câu 7: Cơ sở học của tập tính là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK lớp 11 cơ bản tran 125: cơ sở của tập tính là các phản xạ. Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ

Câu 8: Hình thức học tập nào phát triển nhất ở người so với động vật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK cơ bản trang 128) Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm ra cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ linh trưởng => Học khôn là hình thức học tập phát triển nhất ở người so với các loài động vật khác.

Câu 9: Thí nghiệm dưới đây mô tả hình thức học tập nào ở động vật

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK cơ bản trang 128) Điều kiện hoá hành động (điều kiện hoá kiểu Skinnơ)

Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.

Ví dụ: B. F. Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn (phần thưởng), mỗi khi thấy đói bụng (không cần phản nhìn thấy bàn đạp), chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.

Học theo cách "thử và sai" cũng thuộc hình thức này.

Câu 10: Tập tính bẩm sinh là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK nâng cao trang 117) Tập tính bẩm sinh là loại tập tính mà ngay từ khi sinh ra đã có, không cần qua học hỏi và rèn luyện, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống, chúng được quyết định bởi nhân tố di truyền.

Câu 11: Tập tính động vật là :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chuỗi phản ứng mà cơ thể trả lời lại kích thích để đảm bảo sự tồn tại của cá thể và của loài. Vì:

Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường để tồn tại và phát triển.

Câu 12: Tập tính ở động vật được chia thành:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK 11 cơ bản trang 124) tập tính của động vật có thể được chia thành hai loại: tập tính bẩm sinh (mang tính chất di truyền ) và tập tính học được (mang tính chất kinh nghiệm sống)

Câu 13: Học khôn là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK cơ bản trang 128) Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm ra cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ linh trưởng.

Câu 14: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn là tập tính:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK nâng cao trang 122) Tập tính xã hội là tập tính sống theo bầy đàn như ở ong, kiến, mối… một số loài cá (cá trích, cá mực …), loài chim, chó sói, linh cẩu, trâu bò rừng, sơn dương, hươu, nai, các loài khỉ …

Câu 15: Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh càng cao thì tập tính của động vật càng phức tạp.

- Tuổi thọ của động vật càng cao càng tích lũy được nhiều tập tính thu được trong quá trình sống do tạo được nhiều phản xạ có điều kiện.

Câu 16: Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức hệ thần kinh chưa phát triển thuộc loại tập tính nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phần lớn là tập tính bẩm sinh.

Vì ở những động vật có hệ thần kinh chưa phát triển có chủ yếu là những phản xạ không điều kiện, bẩm sinh và có khả năng di truyền.

Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

-Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi số lượng xinap tham gia trong một cung phản xạ tăng.

Đúng vì: Khi số lượng xinap trong cung phản xạ tăng →tăng sự liên hệ giữa các phần khác nhau của hệ thần kinh →phản xạ, tập tính phức tạp, cầu kì hơn.

Các ý còn lại sai vì:

- Tập tính học được bền vững, có thể di truyền cho thế hệ sau: Sai vì tập tính học được dễ mất đi trong quá trình sống, không di truyền cho thế hệ sau.

- Hiện tượng nhện giăng tơ là tập tính học được. Sai vì đây là tập tính đặc trưng cho loài, nên nó là tập tính bẩm sinh.

- Các tập tính học được chỉ phụ thuộc vào môi trường sống mà không phụ thuộc vào chính cá thể. Sai vì tập tính học được phụ thuộc vào 2 yếu tố là: điều kiện môi trường và tuổi thọ.

Câu 18: Ở động vật không có tập tính nào dưới đây:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tập tính thích nghi → không có ở động vật vì ở động vật được chia làm 2 loại tập tính là:

-Tập tính bẩm sinh.

-Tập tính học được.

Mục đích của tập tính là: thích nghi.

Câu 19: Tập tính động vật là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

Khái niệm SGK Sinh học 11- trang 124