Pha chế dung dịch

Pha chế dung dịch

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Pha chế dung dịch

Lý thuyết về Pha chế dung dịch

I. Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước

- Pha chế dung dịch có nồng độ mol/l (CM)

            Pha chế V1 ml dung dịch A nồng độ có nồng độ  a (M)

Bước 1: tính các đại lượng cần dùng:

- Tính số mol chất tan: ${{n}_{A}}=\frac{{{V}_{1}}}{1000}.a$

- Tính khối lượng của chất tan:: ${{m}_{A}}={{n}_{A}}.{{M}_{A}}$

Bước 2: Pha chế dung dịch:

            Cân lấy ${{m}_{A}}$ gam chất A cho vào cốc thủy tinh có dung dịch ${{V}_{1}}$ ml (hoặc dung tích lớn hơn ${{V}_{1}}$ ). Đổ nước vào cốc cho đủ ${{V}_{1}}$ ml dung dịch.

- Pha chế dung dịch có nồng độ C%

            Pha chế ${{m}_{1}}$ gam dung dịch B có nồng độ C%

 Bước 1: tính các đại lượng cần dùng:

- Tìm khối lượng chất tan: ${{m}_{B}}=\frac{C.{{m}_{1}}}{50}(gam)$

- Tìm khối lượng dung môi (nước) : ${{m}_{nuoc}}={{m}_{dd}}-{{m}_{ct}}={{m}_{1}}-{{m}_{B}}$

Bước 2: Pha chế dung dịch

            Cân lấy ${{m}_{B}}$ gam chất B cho vào cốc có dung tích > khối lượng nước. Cân lấy ${{m}_{nuoc}}$ gam nước cất (hoặc đong m ml nước) đổ dần vào cốc và khuấy nhẹ.

II. Pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước.

- Pha chế dung dịch có nồng độ mol/l (CM)

            Pha chế ${{V}_{1}}$ ml dung dịch A nồng độ mol${{C}_{1}}$ từ dung dịch A có nồng độ mol ${{C}_{2}}$

Bước 1: tính các đại lượng cần dùng:

            - Tìm số mol chất tan có trong ${{V}_{1}}$ ml dung dịch a nồng độ ${{C}_{1}}$ : ${{n}_{A}}=\frac{{{V}_{1}}.{{C}_{1}}}{1000}$

            - Tìm thể tích dung dịch A có nồng độ mol ${{C}_{2}}$có chứa ${{n}_{A}}$ mol A: \[{{V}_{2}}=\frac{{{n}_{A}}}{{{C}_{2}}}.1000\]

Bước 2: Pha chế dung dịch

Đong lấy ${{V}_{2}}$ ml dung dịch A nồng độ ${{C}_{2}}$ vào cốc. Thêm từ từ nước vào cốc đến vạch ${{V}_{1}}$ ml khuấy đều ta được dung dịch cần pha chế.

- Pha chế dung dịch có nồng độ C%

            Pha chế ${{m}_{1}}$ gam dung dịch B có nồng độ ${{C}_{1}}%$ từ dung dịch B có nồng độ ${{C}_{2}}%$

Bước 1: tính các đại lượng cần dùng:

            - Tìm khối lượng B có trong ${{m}_{1}}$ gam dung dịch B có nồng độ ${{C}_{1}}%$ : ${{m}_{B}}=\frac{{{m}_{1}}.{{C}_{1}}}{100}$

            - Tìm khối lượng dung dịch B  nồng độ ${{C}_{2}}%$ có chứa ${{m}_{B}}$ gam B: ${{m}_{2\,\,dd}}=\frac{100.{{m}_{B}}}{{{C}_{2}}}$

            - Tìm khối lượng nước cần pha chế: ${{m}_{{{H}_{2}}O}}={{m}_{1}}-{{m}_{2}}$

Bước 2: Pha chế dung dịch

            Cân lấy ${{m}_{B}}$ gam B dung dịch B có nồng độ ${{C}_{2}}%$ vào cốc. Thêm ${{m}_{1}}-{{m}_{2}}$ gam nước cất đổ vào dung dịch nói trên. Khuấy đều ta thu được dung dịch cần pha chế.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Làm bay hơi 60 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Khối lượng của dung dịch ban đầu là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là $ {{m}_{dd}} $

Vì làm bay hơi nước nên khối lượng chất tan không thay đổi sau khi làm bay hơi. Gọi khối lượng chất tan có trong dung dịch là $ {{m}_{Ct}} $

- Trước khi làm bay hơi: $ 15\%=\dfrac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%\,\,(1) $

- Sau khi làm bay hơi 60 gam nước: $ 18\%=\dfrac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}-60}.100\%\,\,\,(2) $

Từ (1) và (2) ta có:

$ \dfrac{15}{18}=\dfrac{{{m}_{dd}}-60}{{{m}_{dd}}}\to {{m}_{dd}}=360(gam) $

Câu 2: Để có dung dịch NaOH 0,5M cần

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để có dung dịch NaOH 0,5M cần:

- hòa tan 20 gam NaOH ứng với số mol là: $ {{n}_{NaOH}}=\dfrac{20}{40}=0,5(mol) $ vào a lít nước (a < 1) rồi thêm nước đến 1 lít. Khi đó thể tích dung dịch thu được là 1 lít

- Nồng độ NaOH thu được: $ \dfrac{0,5}{1}=0,5(M) $

Câu 3: Cho biết cách pha chế nào sau đây là đúng để thu được 250 gam dung dịch $ MgS{{O}_{4}} $ 10%

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Khối lượng chất tan có trong 250 gam dung dịch $ MgS{{O}_{4}} $ 0,1%: $ {{m}_{MgC{{l}_{2}}}}=\dfrac{250.10}{100}=25(gam) $

- Khối lượng dung môi (nước) là: $ {{m}_{{{H}_{2}}O}}=250-25=225(gam) $

Câu 4: Hãy tính khối lượng dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ 20% và khối lượng nước cần dùng để pha chế 150 gam dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ 2%

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Khối lượng $ CuS{{O}_{4}} $ có trong 150 gam dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ 20% là:

$ {{m}_{CuS{{O}_{4}}}}=\dfrac{150.2}{100}=3(gam) $

Khi pha chế 150 gam dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ 2% từ dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ 20% thì khối lượng chất tan là $ CuS{{O}_{4}} $ không đổi vẫn là 3 gam

- Khối lượng dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ 20% có chứa 3 gam $ CuS{{O}_{4}} $ là:

$ {{m}_{d\,d}}=\dfrac{3.100}{20}=15 $

- Khối lượng nước cần dùng để pha chế là: 150-15=135 (gam)

Câu 5: Làm bay hơi 50 gam một dung dịch muối thì thu được 0,5 gam muối khan. Dung dịch ban đầu có nồng độ phần trăm là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khối lượng chất tan là 0,5 gam, khối lượng dung dịch là 50 gam

$ \Rightarrow C\%=\dfrac{{{m}_{ct}}.100\%}{{{m}_{\text{dd}}}}=\dfrac{0,5.100\%}{50}=1\% $

Câu 6: 40 ml dung dịch $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ 8M được pha loãng đến 160 ml. Nồng độ mol của dung dịch $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ sau khi pha loãng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đổi 40ml=0,04 lít; 160ml = 0,16 lít

Số mol $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ có trong 40ml dung dịch là:

$ {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,04.8=0,32(mol) $

Sau khi pha loãng đến 0,16 lít thì số mol $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ có trong dung dịch vẫn là 0,32 mol

Nồng độ $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ sau khi pha loãng là: $ {{C}_{M}}({{H}_{2}}S{{O}_{4}})=\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,32}{0,16}=2(M) $

Câu 7: Bằng cách nào có được 200 gam dung dịch $ BaC{{l}_{2}} $ 5%?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ {{m}_{BaC{{l}_{2}}}}=\dfrac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}=\dfrac{200.5\%}{100\%}=10(gam) $

$ {{m}_{{{H}_{2}}O}}={{m}_{dd}}-{{m}_{BaC{{l}_{2}}}}=200-10=190(gam) $

Vậy cần pha 10g $ BaC{{l}_{2}} $ trong 190g nước.

Câu 8: Cho biết cách pha chế nào sau đây là đúng để thu được 300 ml dung dịch NaCl 3M?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol chất tan: $ {{n}_{NaCl}}=0,3.3=0,9(mol) $

Khối lượng của 0,9 mol NaCl là: $ {{m}_{NaCl}}=0,9.58,5=52,65(gam) $

Câu 9: Cho biết cách pha chế nào sau đây là đúng để thu được 50 ml dung dịch $ KN{{O}_{3}} $ 0,2M từ dung dịch $ KN{{O}_{3}} $ 4M

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Số mol $ KN{{O}_{3}} $ có trong 50 ml dung dịch $ KN{{O}_{3}} $ 0,2M là: $ {{n}_{KOH}}=\dfrac{50.0,2}{1000}=0,01(mol) $

Khi pha chế 50 ml dung dịch $ KN{{O}_{3}} $ 0,2M từ dung dịch $ KN{{O}_{3}} $ 4M thì số mol chất tan $ KN{{O}_{3}} $ không thay đổi

- Thể tích dung dịch $ KN{{O}_{3}} $ 4M có chứa 0,01 mol chất tan là:

$ {{V}_{ml}}=\dfrac{0,01.1000}{4}=2,5ml $

Cách pha chế: lấy 2,5 ml dung dịch $ KN{{O}_{3}} $ 4M vào cốc có dung dịch 100ml, sau đó thêm nước đến vạch 50ml, khuấy đều thu được 50ml dung dịch $ KN{{O}_{3}} $ 0,2M

Câu 10: Cho biết cách pha chế nào sau đây là đúng để thu được 50 gam dung dịch $ MgC{{l}_{2}} $ 4%

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Khối lượng chất tan có trong 50 gam dung dịch $ MgC{{l}_{2}} $ 4%: $ {{m}_{MgC{{l}_{2}}}}=\dfrac{50.4}{100}=2(gam) $

- Khối lượng dung môi ( nước) là: $ {{m}_{{{H}_{2}}O}}=50-2=48(gam) $

Thể tích nước có giá trị bằng với khối lượng nước là 48ml

Câu 11: Đun nhẹ 20 gam dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ cho đến khi nước bay hơi hết, người ta thu được chất rắn màu trắng là $ CuS{{O}_{4}} $ khan. Chất này có khối lượng là 3,6 gam. Nồng độ phần trăm của dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ C\%=\dfrac{{{m}_{CuS{{O}_{4}}}}.100\%}{{{m}_{dd\,CuS{{O}_{4}}}}}=\dfrac{3,6.100\%}{20}=18\% $

Câu 12: Cho biết cách pha chế nào sau đây là đúng để thu được 400 gam dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ 4%?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Khối lượng chất tan (khối lượng $ CuS{{O}_{4}} $ ) là: $ {{m}_{CuS{{O}_{4}}}}=\dfrac{400.4}{100}=16(gam) $

- Khối lượng dung môi (nước) là: $ {{m}_{dm}}={{m}_{dd}}-{{m}_{ct}}=400-16=384(gam) $

Câu 13: Để có thể pha chế 150 gam dung dịch NaCl 2,5% cần dung bao nhiêu gam dung dịch NaCl 10%?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Khối lượng NaCl có trong 150 gam dung dịch NaCl 2,5% là:

$ {{m}_{NaCl}}=\dfrac{150.2,5}{100}=3,75(gam) $

Khi pha chế 150 gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10% thì khối lượng chất tan là NaCl không đổi vẫn là 3,75 gam.

- Khối lượng dung dịch NaCl 10% có chứa 3,75 gam NaCl là:

$ {{m}_{dd}}=\dfrac{3,75.100}{10}=37,5(gam) $

Câu 14: Hòa tan NaOH vào 200 gam nước để thu được dung dịch có nồng độ 8%. Khối lượng NaOH cần dùng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi khối lượng NaOH trong dung dịch là m (gam)

Khối lượng dung dịch sau khi pha là: m + 200 (gam)

$ C\%=\dfrac{{{m}_{NaOH}}.100\%}{{{m}_{dd}}}\Rightarrow \dfrac{m.100\%}{m+200}=8\%\Rightarrow m=17,39(gam) $

Câu 15: Cần bao nhiêu ml dung dịch $ MgS{{O}_{4}} $ 2M để có thể pha chế được 100ml dung dịch $ MgS{{O}_{4}} $ 0,4M?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Số mol chất tan có trong 100ml dung dịch 0,4M:

$ {{n}_{MgS{{O}_{4}}}}=\dfrac{0,4.100}{1000}=0,04(mol) $

- Thể tích dung dịch $ MgS{{O}_{4}} $ 2M trong đó có chứa 0,04 mol $ MgS{{O}_{4}} $ để pha chế dung dịch là:

$ {{V}_{ml}}=\dfrac{n}{{{C}_{M}}}=\dfrac{1000.0,04}{2}=20ml $

Câu 16: Từ glucozơ ( $ {{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}) $ và nước cất, cho biết cách pha chế nào sau đây là đúng để thu được 200 gam dung dịch glucozơ 2%?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Khối lượng chất tan có trong 200 gam dung dịch glucozơ 2% là:

$ {{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}}}=\dfrac{200.2}{100}=4(gam) $

- Khối lượng dung môi nước là: $ {{m}_{{{H}_{2}}O}}=200-4=196(gam) $

Do khối lượng riêng của nước là 1g/ml nên thể tích nước cần dùng để pha chế là 196ml

Câu 17: Khối lượng $ FeS{{O}_{4}}.7{{H}_{2}}O $ cần để khi hòa tan vào 372,2g H2O thì thu được dung dịch FeSO4 3,8% là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi số mol của $ FeS{{O}_{4}} $ là x(mol) $ \to {{n}_{FeS{{O}_{4}}.7{{H}_{2}}O}}=x(mol) $

Nồng độ % của $ FeS{{O}_{4}} $ được tính bằng: $ 3,8\%=\dfrac{{{m}_{FeS{{O}_{4}}}}}{{{m}_{dd}}}.100\% $

Mà $ {{m}_{dd}}={{m}_{{{H}_{2}}O}}+{{m}_{FeS{{O}_{4}}.7{{H}_{2}}O}}=372,2+278x $

$ \to 0,038=\dfrac{152x}{372,2+278x}\to x=0,1(mol) $

Khối lượng của $ FeS{{O}_{4}}.7{{H}_{2}}O $ là: $ 0,1.278=27,8(gam) $

Câu 18: Cho biết cách pha chế nào sau đây là đúng để thu được 150ml dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ 0,25M từ dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ 5M có sẵn

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Số mol $ HN{{O}_{3}} $ có trong 150ml dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ 0,25M là: $ {{n}_{HN{{O}_{3}}}}=\dfrac{150.0,25}{1000}=0,0375(mol) $

Khi pha chế 150ml dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ 0,25M từ dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ 5M thì số mol chất tan $ HN{{O}_{3}} $ không đổi

- Thể tích dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ 5M có chứa 0,0375 mol chất tan là:

$ {{V}_{ml}}=\dfrac{0,0375.1000}{5}=7,5ml $

Cách pha chế: lấy 7,5ml dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ 5M vào cốc có dung dịch 200ml sau đó thêm nước đến vạch 150ml, khuấy đều thu được 150ml dung dịch $ HN{{O}_{3}} $ 0,25M

Câu 19: Thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng để pha chế được 250ml dung dịch NaOH 0,5M là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Số mol chất tan có trong 250 ml dung dịch NaOH 0,5M là:

$ {{n}_{NaOH}}=\dfrac{250.0,5}{1000}=0,125(mol) $

Khi pha chế 250ml dung dịch NaOH 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì số mol chất tan NaOH không đổi

- Thể tích dung dịch NaOH 2M có chứa 0,125 mol NaOH là:

$ {{V}_{ml}}=\dfrac{0,125.1000}{2}=62,5(ml) $