I. Dung dịch
1. Khái niệm dung dịch – chất tan – dung môi
Ví dụ: Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. Đường tan trong nước tạo thành nước đường. Nước đường là chất lỏng đồng nhất, không phân biệt được đâu là đường, đâu là nước
Đường là chất tan, nước là dung môi của đương, nước đường là dung dịch
- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch
- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
2. Dung dịch chưa bão hòa – dung dịch bão hòa
Ở một nhiệt độ xác định:
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
3. Phương pháp để đẩy nhanh quá trình hòa tan chất rắn trong nước
Để đẩy nhanh quá trình hòa tan chất rắn trong nước ta thực hiện biện pháp:
- Khuấy dung dịch: do tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước
- Đun nóng dung dịch: ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với về mặt chất rắn.
- Nghiền nhỏ chất rắn: gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.
II. Độ tan của một chất trong nước.
1. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối
- Axit: hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silisic ${{H}_{2}}Si{{O}_{3}}$
- Bazơ: Phần lớn các bazơ không tan trong nước, trừ một số như: KOH, NaOH, $Ba{{(OH)}_{2}}$ ; còn $Ca{{(OH)}_{2}}$ ít tan
- Muối:
a/ Những muối natri, kali đều tan
b/ Những muối nitrat $(N{{O}_{3}})$ đều tan
c/ Phần lớn các muối clorua (Cl), sunfat $(S{{O}_{4}})$ tan được. Nhưng phần lớn các muối cacbonat $(C{{O}_{3}})$ không tan
2. Độ tan của một chất trong nước
Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi, người ta dùng “độ tan”
- Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là:
+ Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Đa số khi tăng nhiệt độ thì độ tan tăng
+ Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Bazơ không tan là $ Cu{{\left( OH \right)}_{2}} $ .
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước: phần lớn là tăng
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan
Dung môi hòa tan được dầu ăn là xăng.
Axit X không tan trong nước là $ {{H}_{2}}Si{{\text{O}}_{3}} $
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Phát biểu đúng là: Xăng là dung môi của dầu ăn
Độ tan của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch.
Khi hòa tan đường trắng vào nước thu được dung dịch nước đường. Đường trắng là chất tan.
Dung dịch là hỗn hợp: đồng nhất của dung môi và chất tan.
Các phương pháp giúp đẩy nhanh quá trình hòa tan chất rắn trong nước là:
- Khuấy dung dịch
- Đun nóng dung dịch
- Nghiền nhỏ chất rắn
Chất tan tồn tại ở trạng thái lỏng.
Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước đều tăng
Rượu etylic tan vô hạn trong nước hoặc có thể nói nước tan vô hạn trong rượu etylic.Theo đề bài cho V rượu etylic (1ml) ít hơn V nước (10ml) nên câu diễn đạt đúng là: "Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước"
Chất không tan trong nước là dầu ăn.
Câu đúng khi nói về định nghĩa của dung dịch là: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
Hầu hết muối clorua đều tan trong nước, ngoại trừ muối $ AgCl. $
Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là : Natri
Dựa vào bảng tính tan, ta thấy tất cả các muối của kim loại Na và K đều tan.
Khái niệm đúng về độ tan là: Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định
Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn trong nước là: nhiệt độ
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới