Sự biến đổi chất - phản ứng hóa học

Sự biến đổi chất - phản ứng hóa học

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Sự biến đổi chất - phản ứng hóa học

Lý thuyết về Sự biến đổi chất - phản ứng hóa học

A. Sự biến đổi chất

I. Hiện tượng vật lý

Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất rắn ban đầu được gọi là hiện tượng vật lí

VD: Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi chuyển thành hơi nước và ngược lại

=>  Nước giữ nguyên là chất ban đầu

II. Hiện tượng hóa học

Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học

VD: Lấy đường vào ống nghiệm đun nóng  đáy ống nghiệm, đường trắng chuyển dần thành chất màu đen là than, đồng thời có những giọt nước ngưng trên thành ống nghiệm. Vậy khi bị đun nóng đường phân hủy, biến đổi thành hai chất là than và nước

B. Phản ứng hóa học

I. Định nghĩa

Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia), chất mới sinh ra là sản phẩm. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau

Tên các chất phản ứng =>  tên các phản phẩm

VD: Lưu huỳnh + sắt =>  sắt (II) sunfua

II. Diễn biến của phản ứng hóa học

Trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác

III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra

- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau, bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng càng dễ

- Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, tùy vào mỗi phản ứng cụ thể

- Có những phản ứng cần có mặt chất xúc tác

VI. Dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra

- Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng

- Phản ứng có tỏa nhiệt và phát sáng

- Phản ứng có sự thay đổi màu sắc hoặc trạng thái

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nung đá vôi (CaCO3) ở thể rắn để thu được vôi sống (CaO). Điều kiện để phản ứng xảy ra dễ dàng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nung đá vôi ( $ CaC{{O}_{3}} $ ) ở thể rắn để thu được vôi sống ( $ CaO $ ). Điều kiện để phản ứng xảy ra và xảy ra càng dễ là:

- Nung ở nhiệt độ cao và nung liên tục

- Đập nhỏ đá vôi để tăng diện tích tiếp xúc

 

Câu 2: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành váng. Khi đun nóng, các váng mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra là mỡ bị cháy đen vì tạo thành chất mới có màu đen.

Câu 3: Phương trình chữ của phản ứng: "Sắt bị gỉ là do để sắt ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ chứa oxit sắt từ" là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương trình đúng là: Sắt + Oxi \[ \xrightarrow{{}} \] Oxit sắt từ.

Câu 4: Đốt photpho trong oxi thu được chất điphotpho pentaoxit. Phương trình chữ của phản ứng hóa học trên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đốt photpho trong oxi thu được chất điphotpho pentaoxit

hay photpho tác dụng với oxi thu được chất điphotpho pentaoxit

Photpho + Khí oxi \[ \xrightarrow{{{t}^{o}}} \] Điphotpho pentaoxit

Câu 5: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng vật lí là: Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan. Vì sương tan là hiện tượng nước ở thể khí chuyển sang thể lỏng.

Câu 6: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng vật lí là: Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn. Vì nước và muối ăn không bị biến đổi thành chất khác mà chỉ chuyển thành các trạng thái khác.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không mô tả phương trình hóa học?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trường hợp không phải mô tả phương trình hóa học là: Rượu để trong chai không kín bị cạn dần

Câu 8: Cho các hiện tượng sau : (1) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc. (2) Cồn để trong lọ bay hơi có mùi thơm. (3) Thuỷ tinh đun cho nóng chảy và thổi thành bình cầu. (4) Sắt bị gỉ trong không khí. (5) Đá vôi nung thành vôi sống. Số hiện tượng hóa học là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng hoá học là các hiện tượng 1, 4, 5 do xảy ra hiện tượng chất biển đổi có tạo ra các chất khác

Câu 9: Cho các hiện tượng sau: (1) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc. (2) Cồn để trong lọ bay hơi có mùi thơm. (3) Thuỷ tinh đun cho nóng chảy và thổi thành bình cầu. (4) Sắt bị gỉ trong không khí. (5) Đá vôi nung thành vôi sống. Các hiện tượng là hiện tượng vật lí là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng chất biến đổi mà giữu nguyên chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý \[ \to \] Hiện tượng vật lí là các hiện tượng (2), (3).

Câu 10: Than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi. Vì sao cần đập nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt, dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi đập nhỏ than thì bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi nhiều hơn $\Rightarrow$ phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.

Câu 11: Phản ứng hoá học điều chế phân đạm urê được biểu diễn bằng phương trình hoá học sau : $ 2N{{H}_{3}}~+~C{{O}_{2}}~ $ $ \xrightarrow{xt,\,{{t}^{o}}} $ $ CO{{\left( N{{H}_{2}} \right)}_{2}}~+~{{H}_{2}}O $ Biết $ N{{H}_{3}} $ là công thức hoá học của amoniac. $ C{{O}_{2}} $ là công thức hoá học của khí cacbonic. $ CO{{\left( N{{H}_{2}} \right)}_{2}} $ là công thức hoá học của ure. $ {{H}_{2}}O $ là công thức hóa học của nước. Các chất tham gia phản ứng là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các chất tham gia phản ứng là: amoniac, khí cacbonic

Câu 12: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

C đúng vì khí oxi khi hóa lỏng không bị biến đổi thành chất khác.

Câu 13: Sản xuất vôi được tiến hành qua các công đoạn sau : Đá vôi (thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau. Sau đó đá vôi được xếp vào lò và nung nóng thì thu được vôi sống và khí cacbonic thoát ra. Giai đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giai đoạn xảy ra hiện tượng hóa học là "Nung nóng lò đã được xếp đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic thoát ra" do đá vôi đã được biến đổi thành vôi sống và khí cacbonic

Câu 14: Sắt cháy trong oxi không có ngọn lửa nhưng sáng chói và tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy, màu nâu là oxit sắt từ. Phương trình chữ của phản ứng hóa học này là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sắt tác dụng với oxi tạo oxit sắt từ \[\Rightarrow\] phương trình chữ là:

Sắt + Oxi \[ \xrightarrow{{{t}^{o}}} \] Oxit sắt từ

Câu 15: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng axit clohiđric tác dụng với canxi cabonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Axit clohiđric tác dụng với canxi cabonat" $\Rightarrow$ axit clohiđric và canxi cabonat là 2 chất tham gia

"tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra" $\Rightarrow$ canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit là 3 chất sản phẩm

$\Rightarrow$ Phương trình chữ của phản ứng là:

Axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + khí cacbon đioxit + nước

Câu 16: Cho biết các hiện tượng sau: a) Hoà tan đường vào nước. b) Cho vôi sống vào nước (tôi vôi). c) Làm kem. d) Làm sữa chua e) Bông kéo thành sợi. Số hiện tượng vật lí là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng chất biến đổi mà giữ nguyên chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý $ \to $

Có 3 hiện tượng vật lý là (a), ( e), (c)

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu đúng là : Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 18: Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiệt để làm quay tua bin sinh ra dòng điện. Nguồn nhiệt này có được khi đốt cháy than đá chứa cacbon sinh ra khí cacbonic. Phương trình hóa học chữ của phản ứng này là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phản ứng đốt cháy chất trong không khí là chất đó tác dụng với khí oxi

Cacbon + oxi $ \xrightarrow{{}} $ cacbonic

Câu 19: Cho biết các hiện tượng sau : a) Hoà tan đường vào nước. b) Cho vôi sống vào nước (tôi vôi). c) Làm kem. d) Làm sữa chua. e) Bông kéo thành sợi. Số hiện tượng hóa học là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng chất biển đổi có tạo ra các chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học

$ \to $ Có 2 hiện tượng hoá học : b, d.

Câu 20: Quá trình nào dưới đây xảy ra hiện tượng vật lý ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà giữ nguyên chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý $ \to $ Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh do sắt chỉ biến đổi về hình dạng.

Câu 21: Cho các hiện tượng: (1) Đun sôi nước thành hơi nước. (2) Làm lạnh nước lỏng thành nước đá. (3) Hoà tan muối ăn vào nước được nước muối. (4) Đốt cháy một mẩu gỗ. (5) Cho một mẩu đá vôi vào giấm ăn thấy có bọt khí thoát ra. Các hiện tượng hoá học là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng chất biển đổi có tạo ra các chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học

$ \to $ Hiện tượng (4), (5) là hiện tượng hóa học.

Câu 22: Cho phản ứng sau: Axit clohiđric + Natri cacbonat → Natri clorua + Cacbon đioxit + Nước. Chất tham gia phản ứng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng hay chất tham gia.

$\Rightarrow$ 2 chất tham gia trong phản ứng này là: Axit clohiđric và natri cacbonat.

Câu 23: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng hóa học ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng chất biển đổi có tạo ra các chất khác là hiện tượng hóa học

$ \to $ Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc (lưu huỳnh đioxit) là hiện tượng hóa học do lưu huỳnh bị biết đổi thành chất khác lưu huỳnh đioxit.

Câu 24: Trong phản ứng: Magie + Axit sunfuric → Magie sunfat + Khí hiđro. Magie sunfat đóng vai trò là chất

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Magie + axit sunfuric → magie sunfat + khí hiđro

(chất tham gia) (sản phẩm)

$\Rightarrow$ magie sunfat là chất sản phẩm

Câu 25: Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó chuyển thành hơi (1). Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước (2). Giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nến khi ở nhiệt độ cao chuyển từ thể rắng $\Rightarrow$ lỏng $\Rightarrow$ hơi, không sinh ra chất mới $\Rightarrow$ hiện tượng vật lí.

Hơi nến cháy trong không khí tạo thành 2 chất mới là khí cacbon đioxit và hơi nước $\Rightarrow$ hiện tượng hóa học.

Câu 26: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện tượng hóa học là: Dao bằng sắt lâu ngày bị gỉ. Vì để lâu ngày trong không khí, dao tác dụng với các chất trong không khí sinh ra gỉ.