Tính theo phương trình hóa học

Tính theo phương trình hóa học

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tính theo phương trình hóa học

Lý thuyết về Tính theo phương trình hóa học

Các bước tiến hành

1. Viết phương trình hóa học

2. Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất

3. Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành

4. Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích khí đktc (V = 22,4.n)

VD: Tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy 24 gam cacbon

- Viết phương trình hóa học của cacbon cháy trong oxi

$C+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}C{{O}_{2}}$

- Tìm số mol C tham gia phản ứng

${{n}_{C}}=\frac{24}{12}=2\,(mol)$

- Tìm số mol ${{O}_{2}}$ tham gia phản ứng

Theo phương trình hóa học

Đốt cháy 1 mol C cần dùng 1 mol ${{O}_{2}}$

Đốt cháy 2 mol C cần dùng 2 mol ${{O}_{2}}$

- Tìm thể tích khí oxi cần dùng (đktc)

${{V}_{{{O}_{2}}}}=22,4.n=22,4.2=44,8\,\,(l)$

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Hợp chất X có thành phần về khối lượng các nguyên tố là : 50% nguyên tố S và 50% nguyên tố O. X có thể là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi công thức của X là

$ {{S}_{x}}{{O}_{y}} $ có x : y = $ \dfrac{\text{50}}{\text{32}}:\dfrac{50}{16} $ = 1 : 2 hoặc 32x = 16y  $ \dfrac{\text{x}}{\text{y}}=\dfrac{1}{2} $

Vậy X có thể là $ S{{O}_{2}} $

Câu 2: Cho công thức hóa học $ \text{CuS}{{\text{O}}_{4}} $. Tỉ lệ mol số nguyên tử của Cu, S, O là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tỉ lệ mol số nguyên tử Cu, S, O = 1 : 1 : 4

Câu 3: Xác định công thức của hợp chất gồm hai nguyên tố M và oxi, biết trong đó nguyên tố M có hoá trị VII và phân tử khối của hợp chất là 222.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi công thức hóa học của oxit là $ {{M}_{2}}{{O}_{7}} $$ {{M}_{{{M}_{2}}{{O}_{7}}}}=222vC $ .

2 $ {{M}_{M}} $ + 112 = 222 => Nguyên tử khối của M là 55 => M là Mn.

Vậy công thức oxit là $ M{{n}_{2}}{{O}_{7}} $ .

Câu 4: Cho công thức hóa học của đường là $ {{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}} $ . Số mol nguyên tử C, H, O trong 1,5 mol đường lần lượt là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

1 mol đường $ {{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}} $ có 12 mol nguyên tử C, 22 mol nguyên tử H, 11 mol nguyên tử O

1,5 mol đường $ {{C}_{12}}{{H}_{22}}{{O}_{11}} $ có 18 mol nguyên tử C, 33 mol nguyên tử H, 16,5 mol nguyên tử O

Câu 5: Cho 15,3 gam $ A{{l}_{2}}{{O}_{3}} $ tác dụng với dung dịch chứa 39,2 gam $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}}, $ sản phẩm của phản ứng là $ A{{l}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}} $ và $ {{H}_{2}}O. $ Khối lượng $ A{{l}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}} $ thu được là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol $ A{{l}_{2}}{{O}_{3}} $ là: $ {{n}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}=\dfrac{15,3}{102}=0,15\,mol $

Số mol $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ là: $ {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\dfrac{39,2}{98}=0,4\,mol $

PTHH: $ A{{l}_{2}}{{O}_{3}}+\text{ }3{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to \text{ }A{{l}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}}+\text{ }3{{H}_{2}}O $

Xét tỉ lệ: $ \dfrac{{{n}_{A{{l}_{2}}{{O}_{3}}}}}{1}=\dfrac{0,15}{1}=0,15 $ và $ \dfrac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{3}=\dfrac{0,4}{3}=0,133 $

Vì $ 0,133\text{ } < \text{ }0,15 $ $\Rightarrow$ $ A{{l}_{2}}{{O}_{3}} $ dư, $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ phản ứng hết

$\Rightarrow$ tính số mol $ A{{l}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}} $ theo $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $

PTHH: $ A{{l}_{2}}{{O}_{3}}+\text{ }3{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to \text{ }A{{l}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}}+\text{ }3{{H}_{2}}O $

Tỉ lệ PT: 3mol 1mol

Phản ứng: 0,4mol → $ \dfrac{0,4}{3} $ mol

$\Rightarrow$ Khối lượng $ A{{l}_{2}}{{\left( S{{O}_{4}} \right)}_{3}} $ thu được là: $ \dfrac{0,4}{3}.342=45,6\,gam $

Câu 6: Đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ \[ F{{e}_{3}}{{O}_{4}} \] . Để điều chế được 23,2 gam oxit sắt từ cần dùng số gam sắt và thể tích khí oxi (đktc) lần lượt là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \begin{array}{l} 3Fe+2{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}F{{e}_{3}}{{O}_{4}} \\ {{n}_{F{{\text{e}}_{3}}{{O}_{4}}}}=\dfrac{23,2}{232}=0,1\,mol \end{array} $

Theo PT: 3 mol Fe phản ứng với 2 mol $ {{O}_{2}} $ tạo thành 1 mol $ F{{e}_{3}}{{O}_{4}} $

$\Rightarrow$ 0,3 mol Fe phản ứng với 0,2 mol $ {{O}_{2}} $ tạo thành 0,1 mol $ F{{e}_{3}}{{O}_{4}} $

Khối lượng sắt cần dùng là: $ {{m}_{Fe}}=\text{ }0,3.56\text{ }=\text{ }16,8\text{ }gam $

Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là: $ {{V}_{{{O}_{2}}}}=0,2.22,4=4,48 $ (lít)

Câu 7: Cho 2,8 g hợp chất của kim loại R hoá trị II với oxi phản ứng với dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được muối \[ RC{{l}_{2}} \] và nước ( \[ {{H}_{2}}O \] ). Xác định tên kim loại, biết sau phản ứng thu được 0,9 g nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gọi công thức của oxit kim loại là $ \text{R}O $

$ \text{R}O+2HCl\to RC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}O $

Số mol của nước là

$ {{n}_{{{H}_{2}}O}}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{0,9}{18}=0,05\,(mol) $

1 mol nước sinh ra cần 1 mol RO

0,05 mol nước cần 0,05 mol RO

$ \to {{M}_{RO}}=\dfrac{m}{n}=\dfrac{2,8}{0,05}=56\,(g/mol)\to {{M}_{R}}=56-{{M}_{O}}=56-16=40\,(Ca) $

Câu 8: Tính thể tích của oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn $ {{P}_{2}}{{O}_{5}}.~ $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol P phản ứng là:

PTHH: $ 4P+5{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2{{P}_{2}}{{O}_{5}} $

Tỉ lệ theo PT: 4mol 5mol 2mol 

0,1mol ?mol 

Từ PTHH, ta có: $ {{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{0,1.5}{4}=0,125\,mol $

$\Rightarrow$ Thể tích oxi cần dùng là: $ V\text{ }=\text{ }22,4.n\text{ }=\text{ }22,4.0,125\text{ }=\text{ }2,8\text{ }l\acute{i}t~ $

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 gam Fe bằng oxi dư thu được 3,2 gam oxit sắt. Xác định công thức đơn giản của oxit sắt?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Fe + $ {{O}_{2}} $ $ \to $ Oxit sắt.

Bảo toàn khối lượng

Khối lượng oxi trong sắt = 3,2 – 2,24 = 0,96 (gam)

Số mol nguyên tử Fe và O trong oxit là

$ {{n}_{F\text{e}}}=\dfrac{2,24}{56}=0,04\,(mol);{{n}_{O}}=0,06\,(mol) $

Vậy tỉ lệ tối giản nguyên của số nguyên tử Fe và O trong oxit sắt là $ 0,04:0,06=2:3 $

Vậy công thức đơn giản của oxit sắt là $ F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}} $

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol Zn là: $ {{n}_{Zn}}=\dfrac{13}{65}=0,2\,mol $

PTHH:       $ 2Zn+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2ZnO $

Tỉ lệ theo PT:  2mol       1mol           2mol 

                     0,2mol     ? mol   

Số mol khí $ {{O}_{2}} $ đã dùng là: $ {{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{0,2.1}{2}=0,1\,mol $

$\Rightarrow$ Thể tích $ {{O}_{2}} $ là: $ V\text{ }=\text{ }n.22,4\text{ }=\text{ }0,1.22,4\text{ }=\text{ }2,24\text{ }l\acute{i}t~ $

Câu 11: Đốt nóng 1,35 gam bột nhôm trong khí clo, người ta thu được 6,675 gam nhôm clorua. Công thức hóa học đơn giản của nhôm clorua là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương trình chữ của

Nhôm + Khí clo $ \to $ Nhôm clorua

Bảo toàn khối lượng ta có khối lượng clo có trong nhôm clorua là

$ {{m}_{clo}}={{m}_{nhom\,\,\,cl\text{or}ua}}-{{m}_{Al}}=5,325 $ (gam)

Số mol nguyên tử Al và Cl đã kết hợp với nhau tạo thành nhôm clorua là :

$ {{n}_{Al}}=\dfrac{1,35}{27}=0,05\,(mol) $ , $ {{n}_{Cl}}=\dfrac{5,325}{35,5}=0,15\,(mol) $

Số mol nguyên tử của Cl gầp 3 lần số mol nguyên tử Al. Vậy số nguyên tử Cl gấp 3 lần số nguyên tử Al. Công thức hóa học đơn giản của nhôm clorua là $ AlC{{l}_{3}} $

Câu 12: Cho 36,45 gam nhôm phản ứng với dung dịch axit clohiđric (HCl) vừa đủ, tạo thành m gam muối nhôm clorua $ (AlC{{l}_{3}}) $ và khí hiđro $ ({{H}_{2}}) $ . Giá trị của m là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ {{n}_{Al}}=\dfrac{36,45}{27}=1,35\,\,mol $

$ 2Al+6HCl\xrightarrow{{}}2AlC{{l}_{3}}+3{{H}_{2}}\uparrow $

2 mol Al phản ứng tạo thành 2 mol $ AlC{{l}_{3}} $

$\Rightarrow$ 1,35 mol Al phản ứng tạo thành 1,35 mol $ AlC{{l}_{3}} $

$\Rightarrow$ $ m\text{ }=\text{ }1,35.\left( 27\text{ }+\text{ }35,5.3 \right)\text{ }=\text{ }180,225\text{ }\left( gam \right) $

Câu 13: Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với \[ CuS{{O}_{4}} \] dư tạo ra \[ Cu{{\left( OH \right)}_{2}} \] kết tủa và \[ N{{a}_{2}}S{{O}_{4}} \] . Khối lượng \[ N{{a}_{2}}S{{O}_{4}} \] tạo thành là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

PTHH: $ 2NaOH+CuS{{O}_{4}}\to N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}+Cu{{(OH)}_{2}} $

$ {{n}_{NaOH}}=\dfrac{4}{40}=0,1\,mol $

2 mol NaOH phản ứng tạo thành 1 mol $ N{{a}_{2}}S{{O}_{4}} $

0,1 mol NaOH phản ứng tạo thành 0,05 mol $ N{{a}_{2}}S{{O}_{4}} $

$ \Rightarrow {{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,05.142=7,1\,\,gam $

Câu 14: Cho kim loại nhôm tác dụng với dung dịch axit sunfuric ( $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ ) vừa đủ, sau phản ứng có 34,2 gam muối nhôm sunfat $ (A{{l}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}) $ tạo thành. Khối lượng nhôm đã dùng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ 2Al+3{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\xrightarrow{{}}A{{l}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}+{{H}_{2}}\uparrow $

$ {{n}_{A{{l}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}}}}=\dfrac{34,2}{342}=0,1\,mol $

Theo phương trình hóa học:

Cứ 2 mol Al phản ứng tạo thành 1 mol muối $ A{{l}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}} $

$\Rightarrow$ 0,2 mol Al phản ứng tạo thành 0,1 mol muối $ A{{l}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{3}} $

$\Rightarrow$ khối lượng nhôm đã dùng là: $ {{m}_{Al}}=\text{ }0,2.27\text{ }=\text{ }5,4\text{ }gam $

Câu 15: Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit (còn gọi là khí sunfurơ) có công thức $ S{{O}_{2}} $ . Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia là 1,6 gam thì thể tích không khí cần dùng ở đktc là bao nhiêu? Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương trình phản ứng là

$ S+{{O}_{2}}\to S{{O}_{2}} $

Số mol của lưu huỳnh là

$ {{n}_{S}}=\dfrac{1,6}{32}=0,05\,(mol) $

1 mol S tham gia thì cần 1 mol $ {{O}_{2}} $

0,05 mol S tham gia thì cần 0,05 mol $ {{O}_{2}} $

Số mol của không khí là

$ {{n}_{kk}}=5.{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,05.5=0,25\,(mol) $

Thể tích không khí là

$ {{V}_{kk}}=n.22,4=0,25.22,4=5,6\,(l) $

Câu 16: Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh thu được hợp chất magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là $ {{m}_{Mg}}:\text{ }{{m}_{S}}=\text{ }3\text{ }:\text{ }4. $ Công thức hoá học đơn giản của magie sunfua là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \dfrac{{{m}_{Mg}}}{{{m}_{S}}}=\dfrac{3}{4}\Rightarrow \dfrac{{{n}_{Mg}}.24}{{{n}_{S}}.32}=\dfrac{3}{4}\Rightarrow \dfrac{{{n}_{Mg}}}{{{n}_{S}}}=\dfrac{1}{1} $

1 mol Mg kết hợp với 1 mol S tạo thành hợp chất $ MgS $

Câu 17: Cho 112 gam Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra muối sắt (II) clorua $ FeC{{l}_{2}} $ và 4 gam khí hiđro $ {{H}_{2}}. $ Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì đầu bài cho số mol của chất tham gia và số mol của sản phẩm $\Rightarrow$ tính toán theo số mol sản phẩm

Số mol khí H2 là: $ {{n}_{{{H}_{2}}}}=\dfrac{4}{2}=2\,mol $

PTHH: $ Fe\text{ }+\text{ }2HCl\text{ }\to \text{ }FeC{{l}_{2}}_{{}}+\text{ }{{H}_{2}} $

Tỉ lệ PT: 2mol 1mol

Phản ứng: 4mol ← 2mol

$\Rightarrow$ Khối lượng HCl đã phản ứng là: $ {{m}_{HCl}}=\text{ }4.36,5\text{ }=\text{ }146\text{ }gam $

Câu 18: Cho 6 g kim loại Mg phản ứng với 2,24 lít $ {{O}_{2}} $ (đktc), sau phản ứng tạo thành magie oxit (MgO). Tính khối lượng MgO tạo thành sau phản ứng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol của Mg và $ {{O}_{2}} $ lần lượt là

$ {{n}_{Mg}}=\dfrac{6}{24}=0,25\,(mol),\,{{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\,(mol) $

$ 2Mg+{{O}_{2}}\to 2MgO $

Đốt 1 mol $ {{O}_{2}} $ thì cần dùng 2 mol Mg

Đốt 0,1 mol $ {{O}_{2}} $ thì cần dùng 0,2 mol Mg

Mà Mg ban đầu có 0,25 mol, nên Mg sẽ dư, $ {{O}_{2}} $ hết. Tính khối lượng MgO theo $ {{O}_{2}} $

Đốt 1 mol $ {{O}_{2}} $ sinh ra 2 mol MgO

Đốt 0,1 mol $ {{O}_{2}} $ sinh ra 0,2 mol MgO

$ {{m}_{MgO}}=n.M=0,2.40=8\,(gam) $

Câu 19: Cho khí hiđro dư đi qua đồng (II) oxit nóng màu đen, người ta thu được 0,32 gam kim loại đồng màu đỏ, và hơi nước ngưng tụ. Khối lượng đồng (II) oxit tham gia phản ứng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ {{H}_{2}}+CuO\to Cu\,+\,{{H}_{2}}O $

Số mol của Cu là

$ {{n}_{Cu}}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{0,32}{64}=0,005\,(mol) $

1 mol Cu thu được thì cần 1 mol CuO

0,005 mol Cu thu được thì cần 0,005 mol CuO

Khối lượng đồng (II) oxit là

$ m=n.M=0,005.80=0,4\,(gam) $

Câu 20: Cho phương trình hóa học sau: $ CaC{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}CaO\text{ }+\text{ }C{{O}_{2}}.~ $ Muốn điều chế được 7 gam CaO cần dùng bao nhiêu gam $ CaC{{O}_{3}}?~ $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol CaO là : $ {{n}_{CaO}}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{7}{40+16}=0,125\,mol $

PTHH: $ CaC{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}CaO\text{ }+\text{ }C{{O}_{2}} $

Tỉ lệ theo PT: 1mol 1mol

?mol 0,125mol 

Từ PTHH, ta có: $ {{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=\dfrac{0,125.1}{1}=0,125\,mol $

$\Rightarrow$ khối lượng $ CaC{{O}_{3}} $ cần dùng là: $ {{m}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=0,125.100=12,5\,\,(gam) $

Câu 21: Theo sơ đồ: $ Cu~+\text{ }{{O}_{2}}~\to ~CuO. $ Nếu cho 3,2 gam Cu tác dụng với 0,8 gam $ {{O}_{2}}. $ Khối lượng CuO thu được là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol Cu là: $ {{n}_{Cu}}=\dfrac{3,2}{64}=0,05\,mol $

Số mol O2 là: $ {{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{0,8}{32}=0,025\,mol $

PTHH: $ 2Cu~+\text{ }{{O}_{2}}~\to ~2CuO $

Xét tỉ lệ: $ \dfrac{{{n}_{Cu}}}{2}=\dfrac{0,05}{2}=0,025 $ và $ \dfrac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{1}=\dfrac{0,025}{1}=0,025 $

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

$ {{m}_{CuO}}={{m}_{Cu}}+{{m}_{{{O}_{2}}}}=3,2+0,8=4\,gam $

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam C trong 9,6 gam $ {{O}_{2}} $ thu được V lít khí $ C{{O}_{2}} $ (ở đktc). Giá trị của V là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol của C và $ {{O}_{2}} $ là

$ {{n}_{C}}=\dfrac{2,4}{12}=0,2\,(mol),{{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{9,6}{32}=0,3\,(mol) $

$ C+{{O}_{2}}\to C{{O}_{2}} $

Đốt 1 mol C cần 1 mol $ {{O}_{2}} $

Đốt 0,2 mol C cần 0,2 mol $ {{O}_{2}} $

Mà ban đầu số mol $ {{O}_{2}} $ là 0,3 mol > 0,2 mol nên $ {{O}_{2}} $ , tính $ C{{O}_{2}} $ theo C

1 mol C thì thu được 1 mol $ C{{O}_{2}} $

0,2 mol C thì thu được 0,2 mol $ C{{O}_{2}} $

$ \to V=n.22,4=0,2.22,4=4,48\,(l) $

Câu 23: Cho 7,2 gam FeO tác dụng với dung dịch có chứa 0,4 mol axit clohiđric HCl thu được muối $ FeC{{l}_{2}} $ và nước. Tính khối lượng muối $ FeC{{l}_{2}} $ tạo thành ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ {{n}_{F\text{e}O}}=\dfrac{7,2}{72}=0,1\,mol $

$ FeO\text{ }+\text{ }2HCl\to FeC{{l}_{2}}+\text{ }{{H}_{2}}O $

Xét tỉ lệ: $ \dfrac{{{n}_{F\text{e}O}}}{1}=\dfrac{0,1}{1}=0,1 $ và $ \dfrac{{{n}_{HCl}}}{2}=\dfrac{0,4}{2}=0,2 $

Vì $ 0,1\text{ } < \text{ }0,2 $ nên FeO phản ứng hết, HCl dư

Theo phương trình hóa học:

1 mol FeO phản ứng tạo thành 1 mol $ FeC{{l}_{2}} $

0,1 mol FeO phản ứng tạo thành 0,1 mol $ FeC{{l}_{2}} $

$ \Rightarrow {{m}_{F\text{e}C{{l}_{2}}}}=0,1.127=12,7(gam) $

Câu 24: Sắt tác dụng với axit clohidric : \[ F\text{e}\,+2HCl\to F\text{e}C{{l}_{2}}+{{H}_{2}} \] . Nếu có 2,8 gam sắt tham gia phản ứng thì thu được bao nhiêu lít khí hiđro ở điều kiện tiêu chuẩn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol của sắt là

$ {{n}_{F\text{e}}}=\dfrac{2,8}{56}=0,05\,(mol) $

1 mol Fe tham gia phản ứng thu được 1 mol khí $ {{H}_{2}} $

0,05 mol Fe tham gia phản ứng thu được 0,05 mol khí $ {{H}_{2}} $

$ \to {{V}_{{{H}_{2}}}}=n.22,4=0,05.22,4=1,12\,(l) $

Câu 25: Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là $ A{{l}_{2}}{{O}_{3}}. $ Giá trị của a là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

PTHH:             $ 4Al+3{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2A{{l}_{2}}{{O}_{3}} $

Tỉ lệ theo PT: 4mol 3mol 

    ?mol 0,6mol 

$\Rightarrow$ số mol Al phản ứng là: $ {{n}_{Al}}=\dfrac{4.0,6}{3}=0,8\,mol $

$\Rightarrow$ khối lượng Al phản ứng là: $ {{m}_{Al~}}=~0,8.27\text{ }=\text{ }21,6\text{ }gam~ $

Câu 26: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) dư. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) và khối lượng lượng muối kẽm clorua $ \left( ZnC{{l}_{2}} \right) $ tạo thành?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ {{n}_{Zn}}=\dfrac{32,5}{65}=0,5\,mol $

$ Zn\text{ }+\text{ }2HCl\text{ }\xrightarrow{{}}ZnC{{l}_{2}}+\text{ }{{H}_{2}}\uparrow $

1 mol Zn phản ứng tạo thành 1 mol $ ZnC{{l}_{2}} $ và 1 mol khí H2

0,5 mol Zn phản ứng tạo thành 0,5 mol $ ZnC{{l}_{2}} $ và 0,5 mol khí H2

$\Rightarrow$ thể tích khí $ {{H}_{2}} $ sinh ra là: $ {{V}_{{{H}_{2}}}}=n.22,4=0,5.22,4=11,2(L) $

Khối lượng muối kẽm clorua tạo thành là: $ {{m}_{ZnC{{l}_{2}}}}=n.M=0,5.(65+35,5.2)=68\,(gam) $

Câu 27: Sắt tác dụng với dung dịch $ CuS{{O}_{4}} $ theo phương trình: $ Fe\text{ }+~CuS{{O}_{4}}~\to \text{ }FeS{{O}_{4}}~+~Cu. $ Nếu cho 11,2 gam sắt vào 40 gam $ CuS{{O}_{4}} $ thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol Fe là: $ {{n}_{F\text{e}}}=\dfrac{11,2}{56}=0,2\,mol $

Số mol CuSO4 là: $ {{n}_{CuS{{O}_{4}}}}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{40}{64+32+16.4}=0,25\,mol $

PTHH: $ Fe\text{ }+~CuS{{O}_{4}}~\to \text{ }FeS{{O}_{4}}~+~Cu $

Xét tỉ lệ: $ \dfrac{{{n}_{F\text{e}}}}{1}=\dfrac{0,2}{1}=0,2 $ và $ \dfrac{{{n}_{CuS{{O}_{4}}}}}{1}=\dfrac{0,25}{1}=0,25 $

Vì $ 0,2\text{ } < \text{ }0,25 $ $\Rightarrow$ Fe phản ứng hết, $ CuS{{O}_{4}} $ dư

$\Rightarrow$ tính khối lượng Cu theo Fe

PTHH: $ Fe\text{ }+~CuS{{O}_{4}}~\to \text{ }FeS{{O}_{4}}~+~Cu $

1mol 1mol

0,2 mol → 0,2 mol

$\Rightarrow$ khối lượng Cu thu được sau phản ứng là: $ {{m}_{Cu}}=\text{ }0,2.64\text{ }=\text{ }12,8\text{ }gam $

Câu 28: Cho 2,01 gam thuỷ ngân kết hợp với clo tạo ra 2,72 gam thuỷ ngân clorua. Công thức hóa học của thuỷ ngân clorua là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương trình chữ của phản ứng: thủy ngân + khí clo → thủy ngân clorua

Bảo toàn khối lượng, ta có: mclo = mthủy ngân clorua – mthủy ngân = 2,72 – 2,01 = 0,71 gam

Số mol nguyên tử Hg và Cl đã kết hợp với nhau tạo thành thủy ngân clorua là :

\[ {{n}_{Hg}}=\dfrac{2,01}{201}=0,01\,mol;\,{{n}_{Cl}}=\dfrac{0,71}{35,5}=0,02\,mol \]

0,01 mol Hg kết hợp với 0,02 mol Cl

\[\Rightarrow\] 1 mol Hg kết hợp với 2 mol Cl \[\Rightarrow\] hợp chất tạo thành có CTHH là \[ HgC{{l}_{2}} \]

Câu 29: Cho 6,5 gam một kim loại R hóa trị II không đổi tác dụng với dung dịch $ HCl $ thu được muối $ \text{R}C{{l}_{2}} $ và 2,24 lít khí $ {{H}_{2}} $ (ở đktc). Xác định R?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \text{R}+2HCl\to RC{{l}_{2}}+{{H}_{2}} $

Số mol của khí hiđro là

$ {{n}_{{{H}_{2}}}}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\,(mol) $

1 mol $ {{H}_{2}} $ sinh ra thì cần 1 mol R

0,1 mol $ {{H}_{2}} $ sinh ra thì cần 0,1 mol R

$ \to {{M}_{R}}=\dfrac{m}{n}=\dfrac{6,5}{0,1}=65\,(Zn) $

Câu 30: Cho A có tỉ khối so với không khí là 0,552. Thành phần theo khối lượng của các nguyên tố trong khí A là 75%C và 25%H. Các khí đo ở đktc. Tính thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A? Biết sản phẩm chỉ thu được khí $ C{{O}_{2}} $$ {{H}_{2}}O $ .

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khối lượng mol của A là

$ {{d}_{A/kk}}=\dfrac{{{M}_{A}}}{29}=0,552\to {{M}_{A}}=16 $ (g/mol)

Khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất là:

$ {{m}_{C}}=\dfrac{16.75}{100}=12\,(gam),\,{{m}_{H}}=16-12=4\,gam $

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là

$ {{n}_{C}}=\dfrac{12}{12}=1\,(mol),\,{{n}_{H}}=\dfrac{4}{1}=4 $

Suy ra trong phân tử có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H

Công thức hóa học của hợp chất là $ C{{H}_{4}} $

$ C{{H}_{4}}+2{{O}_{2}}\to C{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}O $

Số mol khí $ C{{H}_{4}} $ là

$ {{n}_{C{{H}_{4}}}}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\,(mol) $

Đốt cháy 1 mol $ C{{H}_{4}} $ cần dùng 2 mol $ {{O}_{2}} $

Đốt cháy 0,5 mol $ C{{H}_{4}} $ cần dùng 0,5.2 = 1 mol $ {{O}_{2}} $

$ \to {{V}_{{{O}_{2}}}}={{n}_{{{O}_{2}}}}.22,4=1.22,4=22,4\,\,(l) $

Câu 31: Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo (ở đktc) theo sơ đồ phản ứng: $ R+C{{l}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}RCl. $ Kim loại R là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol Cl2 cần dùng là:

PTHH:            $ 2R+C{{l}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2RCl $

Tỉ lệ theo PT:   2mol    1mol        2 mol 

?mol 0,05mol 

Từ PTHH, ta có: $ {{n}_{R}}=\dfrac{2.0,05}{1}=0,1\,mol $

$\Rightarrow$ Khối lượng mol nguyên tử của R là: $ {{M}_{R}}=\dfrac{{{m}_{R}}}{{{n}_{R}}}=\dfrac{2,3}{0,1}=23 $

$\Rightarrow$ R là natri (Na) 

Câu 32: Cho phương trình hóa học $ CaC{{\text{O}}_{3}}+2HCl\to CaC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}O+C{{O}_{2}} $ Khối lượng muối canxiclorua ( $ CaC{{l}_{2}} $ ) thu được khi cho 10 gam canxi cacbonat ( $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ ) tác dụng với axit $ HCl $ dư?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ là

$ {{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{10}{100}=0,1\,(mol) $

1 mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ phản ứng thì thu được 1 mol $ CaC{{l}_{2}} $

0,1 mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ phản ứng thì thu được 0,1 mol $ CaC{{l}_{2}} $

Khối lượng muối canxi clorua là

m = M.n = 0,1.111 = 11,1 (gam)

Câu 33: Đốt cháy 12 tấn cacbon cần bao nhiêu $ {{m}^{3}} $ không khí. Biết rằng khí oxi chiếm 20% thể tích không khí và phản ứng sinh ra khí cacbonic $ \left( C{{O}_{2}} \right). $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

PTHH: $ C\text{ }+\text{ }{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}C{{O}_{2}} $

$ 12\text{ }ta\acute{a}n\text{ }=\text{ }{{12.10}^{6}}gam\text{ }C $

$ {{n}_{C}}=\dfrac{{{12.10}^{6}}}{12}={{10}^{6}}\,mol $

1 mol C phản ứng với 1 mol O2

$ {{10}^{6}} $ mol C phản ứng với $ {{10}^{6}} $ mol O2

$\Rightarrow$ thể tích khí oxi cần dùng là: $ {{V}_{{{O}_{2}}}}=22,{{4.10}^{6}}\,(L) $

Vì khí oxi chiếm 20% thể tích không khí $\Rightarrow$ $ {{V}_{kk}}=\dfrac{{{V}_{{{O}_{2}}}}.100}{20}=\dfrac{22,{{4.10}^{6}}.100}{20}={{112.10}^{6}}\,(L) $

Câu 34: Cho khí CO dư đi qua sắt (III) oxit $ (F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}}) $ nung nóng thu được 11,2 gam sắt và khí $ C{{O}_{2}} $ . Khối lượng sắt (III) oxit và thể tích khí CO đã phản ứng ở đktc lần lượt là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \begin{array}{l} 3CO+F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2F\text{e}+3C{{O}_{2}} \\ {{n}_{F\text{e}}}=\dfrac{11,2}{56}=0,2\,mol \end{array} $

Theo PT: 3 mol khí CO tác dụng với 1 mol $ F{{e}_{2}}{{O}_{3}} $ tạo thành 2 mol khí Fe

$\Rightarrow$ 0,3 mol khí CO tác dụng với 0,1 mol $ F{{e}_{2}}{{O}_{3}} $ tạo thành 0,2 mol khí Fe

Khối lượng $ F{{e}_{2}}{{O}_{3}} $ đã phản ứng là: $ {{m}_{F{{\text{e}}_{2}}{{O}_{3}}}}=0,1.160=16\,(gam) $

Thể tích khí CO đã phản ứng là: $ {{V}_{CO}}=\text{ }n.22,4\text{ }=\text{ }0,3.22,4\text{ }=\text{ }6,72\text{ }\left( l\acute{i}t \right) $

Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Al trong khí $ C{{l}_{2}} $ thu được 16,02 gam $ AlC{{l}_{3}}. $ Số mol khí $ C{{l}_{2}} $ đã phản ứng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol $ AlC{{l}_{3}} $ là: $ {{n}_{AlC{{l}_{3}}}}=\dfrac{16,02}{133,5}=0,12\,mol $

Vì đầu bài cho số mol của chất tham gia và số mol của sản phẩm $\Rightarrow$ tính toán theo số mol sản phẩm

PTHH: $ 2Al~+~3C{{l}_{2}}~\xrightarrow{{{t}^{0}}}~2AlC{{l}_{3}} $

Tỉ lệ PT: 3 mol 2 mol

Phản ứng: 0,18 mol ← 0,12 mol

$\Rightarrow$ số mol khí $ C{{l}_{2}} $ phản ứng là 0,18 mol

Câu 36: Cho phương trình hóa học sau : $ CaC{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}CaO+C{{O}_{2}} $ Dùng 11 gam $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ có thể điều chế được bao nhiêu lít khí $ C{{O}_{2}} $ (ở đktc)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol của $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ là

$ {{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=\dfrac{{{m}_{CaC{{O}_{3}}}}}{{{M}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}}=\dfrac{11}{100}=0,11\,(mol) $

Theo phương trình

1 mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ tham gia phản ứng thu được 1 mol khí $ C{{O}_{2}} $

0,11 mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ tham gia phản ứng thu được 0,11 mol khí $ C{{O}_{2}} $

Thể tích khí $ C{{O}_{2}} $ ở điều kiện tiêu chuẩn là

$ V=n.22,4=0,11.22,4=2,464\,(l) $

Câu 37: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân kali clorat theo sơ đồ phản ứng:  $ KCl{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}KCl~+\text{ }{{O}_{2}}. $ Khối lượng $ KCl{{O}_{3}} $  cần thiết để điều chế được 9,6 gam oxi là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol $ {{O}_{2}} $ thu được là:

PTHH:          $ 2KCl{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}2KCl~+\text{ 3}{{O}_{2}} $

Tỉ lệ theo PT:   2 mol        2 mol     3 mol 

?mol ?mol 0,3 mol 

Từ PTHH, ta có: $ {{n}_{KCl{{O}_{3}}}}=\dfrac{2.0,3}{3}=0,2\,mol $

$\Rightarrow$ Khối lượng của $ KCl{{O}_{3}} $  cần dùng là:  $ {{m}_{KCl{{O}_{3}}}}=n.M=0,2.122,5=24,5\text{ }gam~ $

Câu 38: Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Tính thể tích khí $ {{H}_{2}} $ thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết phương trình hóa học của phản ứng là: $ Mg+2HCl\to MgC{{l}_{2}}+{{H}_{2}} $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol Mg là: $ {{n}_{Mg}}=\dfrac{2,4}{24}=0,1(mol) $

PTHH: $ Mg+2HCl\to MgC{{l}_{2}}+{{H}_{2}} $

Xét tỉ lệ: $ \dfrac{{{n}_{Mg}}}{1}=\dfrac{0,1}{1}=0,1 $ và $ \dfrac{{{n}_{HCl}}}{2}=\dfrac{0,3}{2}=0,15 $

Vì 0,1 < 0,15 $\Rightarrow$ Mg phản ứng hết, HCl dư

$\Rightarrow$ phản ứng tính theo Mg

PTHH: $ Mg+2HCl\to MgC{{l}_{2}}+{{H}_{2}} $

1mol 1mol

0,1mol → 0,1mol

$ \Rightarrow {{V}_{{{H}_{2}}}}=0,1.22,4=2,24(l) $

Câu 39: Cacbon oxit $ CO $ tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol $ {{O}_{2}} $ để sau phản ứng thu được một chất duy nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ 2CO+{{O}_{2}}\to 2C{{O}_{2}} $

Đốt cháy 2 mol $ CO $ thì cần 1 mol $ {{O}_{2}} $

Đốt cháy 20 mol $ CO $ thì cần 10 mol $ {{O}_{2}} $

Câu 40: Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, người ta nung thuốc tím $ \left( KMn{{O}_{4}} \right) $ . Sau phản ứng, ngoài khí oxi còn thu được 2 chất rắn có công thức là $ {{K}_{2}}Mn{{O}_{4}} $$ Mn{{O}_{2}} $ . Tính khối lượng $ KMn{{O}_{4}} $ cần để điều chế 2,8 lít $ {{O}_{2}} $ (đktc)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ 2KMn{{O}_{4}}~\to {{K}_{2}}Mn{{O}_{4}}~+\text{ }Mn{{O}_{2}}~+\text{ }{{O}_{2}} $

Số mol oxi thu được là

$ {{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{2,8}{22,4}=0,125\,(mol) $

Theo phương trình hóa học ta có :

1 mol $ {{O}_{2}} $ thu được thì cần 2 mol $ KMn{{O}_{4}} $

0,125 mol $ {{O}_{2}} $ thu được thì cần 0,125.2 = 0,25 mol $ KMn{{O}_{4}} $

Khối lượng $ KMn{{O}_{4}} $ cần dùng là

$ {{m}_{KMn{{O}_{4}}}}=n.M=0,25.(39+55+16.4)=39,5\,(gam) $

Câu 41: Cho khí hiđro dư đi qua đồng (II) oxit nóng màu đen, người ta thu được 0,64 gam kim loại đồng màu đỏ, và hơi nước ngưng tụ. Tính thể tích khí hiđro ở đktc đã tham gia phản ứng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ {{H}_{2}}+CuO\to Cu\,+\,{{H}_{2}}O $

Số mol của Cu là

$ {{n}_{Cu}}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{0,64}{64}=0,01\,(mol) $

1 mol Cu thu được thì cần 1 mol $ {{H}_{2}} $

0,01 mol Cu thu được thì cần 0,01 mol $ {{H}_{2}} $

Thể tích khí hiđro là

$ V=n.22,4=0,01.22,4=0,224\,(l) $

Câu 42: Đốt cháy 3,25 gam một mẫu lưu huỳnh không tinh khiết trong không khí dư, người ta thu được 2,24 lít khí sunfurơ ( $ S{{O}_{2}} $ ). Khối lượng tạp chất trong mẫu lưu huỳnh là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \text{S+}{{\text{O}}_{2}}\to S{{O}_{2}} $

Số mol của khí $ S{{O}_{2}} $ là

$ {{n}_{S{{O}_{2}}}}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\,(mol) $

1 mol khí $ \text{S}{{O}_{2}} $ thu được thì dùng 1 mol S

0,1 mol khí $ \text{S}{{O}_{2}} $ thu được thì dùng 0,1 mol S

Vậy khối lượng S đã dùng là

m = n.M = 0,1.32 = 3,2 gam

Khối lượng tạp chất là

3,25 – 3,2 = 0,05 (gam)

Câu 43: Cho phương trình hóa học \[ CaC{{\text{O}}_{3}}+2HCl\to CaC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}O+C{{O}_{2}} \] Nếu cho 5 gam canxi cacbonat tác dụng hết với axit dư thu được V lít khí \[ C{{O}_{2}} \] (ở điều kiện phòng)? Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol của canxi cacbonat là

$ {{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=\dfrac{5}{100}=0,05\,(mol) $

1 mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ phản ứng thu được 1 mol $ C{{O}_{2}} $

0,05 mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ phản ứng thu được 0,05 mol $ C{{O}_{2}} $

$ \to {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,05\,(mol) $

1 mol $ C{{O}_{2}} $ thì chiếm 24 lít khí

0,05 mol $ C{{O}_{2}} $ thì chiếm 0,05.24 = 1,2 lít khí

Câu 44: Trộn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa 0,04 mol $ CuC{{l}_{2}} $ thu được NaCl và m gam kết tủa $ Cu{{\left( OH \right)}_{2}}. $ Giá trị của m là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

PTHH: $ 2NaOH+CuC{{l}_{2}}\to Cu{{(OH)}_{2}}\downarrow +2NaCl $

Xét tỉ lệ: $ \dfrac{{{n}_{NaOH}}}{2}=\dfrac{0,1}{2}=0,05 $ và $ \dfrac{{{n}_{CuC{{l}_{2}}}}}{1}=\dfrac{0,04}{1}=0,04 $

Vì $ 0,05\text{ } > \text{ }0,04 $ $\Rightarrow$ NaOH dư, $ CuC{{l}_{2}} $ phản ứng hết

$\Rightarrow$ tính số mol kết tủa theo $ CuC{{l}_{2}} $

PTHH: $ 2NaOH+CuC{{l}_{2}}\to Cu{{(OH)}_{2}}\downarrow +2NaCl $

Tỉ lệ PT: 1mol 1mol

Pư: 0,04 $ \to $ 0,04 mol

$ \Rightarrow {{m}_{Cu{{(OH)}_{2}}}}=0,04.98=3,92\,gam $

Câu 45: Nung đá vôi ( $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ ) thu được vôi sống $ CaO $ và khí $ C{{O}_{2}} $ . Nếu thu được 1,344 lít khí $ C{{O}_{2}} $ (đktc) thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ CaC{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}CaO+C{{O}_{2}} $

Số mol của khí $ C{{O}_{2}} $ là

$ {{n}_{C{{O}_{2}}}}=\dfrac{V}{22,4}=\dfrac{1,344}{22,4}=0,06\,(mol) $

Theo phương trình

1 mol $ C{{O}_{2}} $ thu được 1 mol CaO và cần dùng 1 mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $

0,06 mol $ C{{O}_{2}} $ thu được 0,06 mol CaO và cần dùng 0,06 mol $ CaC{{\text{O}}_{3}} $

Khối lượng của đá vôi $ CaC{{\text{O}}_{3}} $ là

$ {{m}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}={{n}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}.{{M}_{CaC{{\text{O}}_{3}}}}=0,06.100=6\,(gam) $

Khối lượng của CaO là

$ {{m}_{CaO}}={{n}_{CaO}}.{{M}_{CaO}}=0,06.56=3,36\,(gam) $

Câu 46: Người ta cho 26 gam kẽm tác dụng với 49 gam $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}}, $ sau phản ứng thu được muối $ ZnS{{O}_{4}}, $ khí hiđro và chất còn dư. Khối lượng muối $ ZnS{{O}_{4}} $ thu được là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol Zn là: $ {{n}_{Zn}}=\dfrac{26}{65}=0,4\,mol $

Số mol $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ là: $ {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\dfrac{49}{98}=0,5\,mol $

PTHH: $ Zn\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\to \text{ }ZnS{{O}_{4}}+\text{ }{{H}_{2}} $

Xét tỉ lệ: $ \dfrac{{{n}_{Zn}}}{1}=\dfrac{0,4}{1}=0,4 $ và $ \dfrac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=\dfrac{0,5}{1}=0,5 $

Vì $ 0,4\text{ } < \text{ }0,5 $ $\Rightarrow$ Zn phản ứng hết, $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ dư

$\Rightarrow$ phản ứng tính theo Zn

PTHH: $ Zn~+~{{H}_{2}}S{{O}_{4}}~\to ~ZnS{{O}_{4}}~+~{{H}_{2}}~ $

1 mol 1 mol

0,4 mol → 0,4 mol

$\Rightarrow$ Khối lượng muối $ ZnS{{O}_{4}} $ thu được là: $ {{m}_{Zn\text{S}{{O}_{4}}}}=0,4.161=64,4\,gam $

Câu 47: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit \[ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} \] theo sơ đồ sau: \[ Fe~+~{{H}_{2}}S{{O}_{4}}~\to ~FeS{{O}_{4}}~+~{{H}_{2}}. \] Cho 22,4 gam sắt vào 24,5 gam $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}},$ sau phản ứng, thể tích khí \[ {{H}_{2}} \] thu được ở đktc là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Số mol Fe là: $ {{n}_{F\text{e}}}=\dfrac{22,4}{56}=0,4\,mol $

Số mol H2SO4 là: $ {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{24,5}{2+32+16.4}=0,25\,mol $

PTHH: $ Fe~+~{{H}_{2}}S{{O}_{4}}~\to ~FeS{{O}_{4}}~+~{{H}_{2}} $

Xét tỉ lệ: $ \dfrac{{{n}_{F\text{e}}}}{1}=\dfrac{0,4}{1}=0,4 $ và $ \dfrac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=\dfrac{0,25}{1}=0,25 $

Vì $ 0,25\text{ } < \text{ }0,4 $ $\Rightarrow$ Fe dư, $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $ phản ứng hết

$\Rightarrow$ tính số mol $ {{H}_{2}} $ theo $ {{H}_{2}}S{{O}_{4}} $

PTHH: $ Fe\text{ }+~{{H}_{2}}S{{O}_{4}}~\to \text{ }FeS{{O}_{4}}~+~{{H}_{2}} $

1mol 1mol

0,25 mol → 0,25 mol

$\Rightarrow$ Thể tích khí $ {{H}_{2}} $ thu được ở đktc là: $ V\text{ }=\text{ }22,4.n\text{ }=\text{ }22,4.0,25\text{ }=\text{ }5,6\text{ }l\acute{i}t $

Câu 48: Tính thể tích khí oxi và hiđro ở đktc để điều chế 900 gam nước.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ \begin{array}{l} 2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}\xrightarrow{{}}2{{H}_{2}}O \\ {{n}_{{{H}_{2}}O}}=\dfrac{900}{18}=50\,mol \end{array} $

Cứ 2 mol $ {{H}_{2}} $ tác dụng với 1 mol $ {{O}_{2}} $ tạo thành 2 mol $ {{H}_{2}}O $

$\Rightarrow$ 50 mol $ {{H}_{2}} $ tác dụng với 25 mol $ {{O}_{2}} $ tạo thành 50 mol $ {{H}_{2}}O $

$\Rightarrow$ $ {{V}_{{{H}_{2}}}}=50.22,4=1120\,(L);\,\,{{V}_{{{O}_{2}}}}=25.22,4=560\,(L) $