Đặc điểm, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

Đặc điểm, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đặc điểm, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

Lý thuyết về Đặc điểm, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

ĐẶC ĐIỂM

- Là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới

* Những đặc trưng của sinh sản hữu tính

- Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái

- Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen

- Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử

* Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính

- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi

- Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HẠT PHẤN VÀ TÚI PHÔI

Image result for sự phát triển của hạt phấn và túi phôi

a. Sự hình thành hạt phấn

- Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực)

Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:

- Tế bào bé là tế bào sinh sản

- Tế bào lớn là tế bào ống phấn

b. Sự hình thành túi phôi

- Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân)

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Khi quả chín có sự biến đổi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK cơ bản trang 166) Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.

Câu 2: Bộ phận đực của hoa có

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đầu nhụy, bầu nhụy, túi phôi là các bộ phận ở trong hoa cái.

Câu 3: Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK nâng cao trang 161) Sự thụ phấn chéo có thể do tác nhân tự nhiên (gió, nước, sâu bọ…) hay nhân tạo (con người)

Câu 4: Tự thụ phấn là gì:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tự thụ phấn: Nếu hạt phấn từ nhị hoa nẩy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó hoặc hạt phấn rơi vào một núm nhị của một hoa khác trên cùng một cây và nẩy mầm. Tự thụ phấn là sự kết hợp giữa 2 bộ gen có cùng nguồn gốc.

Câu 5: Bên trong mỗi hạt phấn, tế bào dinh dưỡng sẽ phân hóa thành:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK nâng cao trang 161) Bên trong hạt phấn gồm 2 tế bào: tế bào dinh dưỡng phân hóa thành ống phấn, tế bào sinh sản sẽ phát sinh cho 2 giao tử đực (tinh trùng)

Câu 6: Thụ tinh kép xảy ra ở loài thực vật nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK trang 165) Thụ kinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín

Câu 7: Quá trình hình thành quả:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 165:

+ Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt.

+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá.

+ Noãn đã thụ tinh là quá trình hình thành hạt.

+ Đế hoa có tác dụng là đỡ hoa, không phải là cơ quan tạo ra quả.

 

Câu 8: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là cùng lúc ở trong túi phôi,

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(Kiến thức SGK sinh học cơ bản 11 - trang 165). Quá trình thụ tinh kép: Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phấn. Ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi → giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo thành nhân tam bội (3n), phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.

+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n) → hợp tử (2n)

+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n) → nhân nội nhũ (3n)

Câu 9: Thụ phấn chéo là trường hợp:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thụ phấn chéo: sự chuyển hạt phấn từ nhị của một hoa đến nhuỵ của một hoa trên cây khác. Hạt phấn được chuyển bằng các tác nhân khác nhau: như gió (thụ phấn nhờ gió), như sâu bọ (thụ phấn nhờ côn trùng), như nước (thụ phấn nhờ nước), như người (thụ phấn nhờ người),…

Câu 10: Quá trình chuyển hạt phấn từ nhị sang đầu vòi nhụy của hoa trên một cây khác, được gọi là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thụ phấn chéo: sự chuyển hạt phấn từ nhị của một hoa đến nhuỵ của một hoa trên cây khác. Hạt phấn được chuyển bằng các tác nhân khác nhau: như gió (thụ phấn nhờ gió), như sâu bọ (thụ phấn nhờ côn trùng), như nước (thụ phấn nhờ nước), như người (thụ phấn nhờ người),…

Câu 11: Cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học cơ bản 11 - trang 163). Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. Hoa là một chồi cành tăng trưởng có hạn định mang các lá biến đổi để đảm nhiệm chức năng sinh sản. Các lá biến đổi này được chia làm bốn phần tử, được gắn trên đế hoa (receptacle) là phần phù ra của cuống hoa (flower stalk).

Câu 12: Ý nào không đúng khi nói về quả?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quả đơn tính là quả không có thụ tinh noãn " không tạo thành hạt. Tuy nhiên quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá. (SGK sinh học cơ bản 11 trang 166)