Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Lý thuyết về Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Phân đôi

- Xảy ra ở động vật đơn bào và giun dẹp

Image result for phân đôi

2. Nảy chồi

- Xảy ra ở bọt biển và ruộng khoang

Image result for nảy chồi

3. Phân mảnh

- Xảy ra ở bọt biển, giun dẹp

Image result for phân mảnh ở bọt biển

4. Trinh sinh

- Là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ NST đơn bội

- Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như: ong, kiến, rệp. Một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có hiện tượng trinh sinh.

So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Phân đôi

Nảy chồi

Phân mảnh

Trinh sản

Khác nhau

Dựa trên sự phân chia đơn giản của tế bào chất và nhân

Dựa trên sự nguyên phân nhiều lần, tạo thành chồi con trên cơ thể mẹ $ \to $ cá thể mới

Từ những mãnh vụn của cơ thể, qua nguyên phân tạo ra cơ thể mới

Trứng không thụ tinh (n) nguyên phân nhiều lần $ \to $ cá thể mới

Giống nhau

- Không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới có bộ NST giống cá thể mẹ.

- Các hình thức sinh sản vô tính đều dựa trên nguyên phân để tạo ra thế hệ mới

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Loài động vật nào sau đây có hình thức sinh sản đặc biệt là trinh sinh?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 172: Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp. Giun dẹp và bọt biển sinh sản bằng hình thức phân mảnh, thủy tức sinh sản bằng hình thức nảy chồi.

Câu 2: Sinh sản hữu tính ở động vật là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 nâng cao trang 175: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới có sự tham gia của 2 giao tử đực và cái, hình thức này luôn kèm theo sự tái tổ hợp vật chất di truyền.=> “sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới” đúng

=> “sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể mới rất giống nhau và thích nghi với môi trường sống” và “sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra các cá thể mới qua sự hợp nhất của 2 loại giao tử của bố và mẹ nên con cái rất giống với bố mẹ” sai vì có sự tái tổ hợp vật chất di truyền (kiểu gen) nên kiểu hình đời con sẽ khác nhau và khác bố mẹ.

“sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra các cá thể mới thích nghi với môi trường sống”  sai vì các giao tử có bộ NST đơn bội

Câu 3: Điền từ vào dấu ba chấm của câu sau:
Sinh sản theo kiểu trinh sinh thường “…” với sinh sản hữu tính

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK cơ bản trang 173) Sinh sản theo kiểu trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính. Ví dụ như ở loài Ong, vừa có hình thức trứng được thụ tinh tạo thành ong thợ và ong chúa vừa có hình thức trứng không được thụ tinh tạo thành ong đực.

Câu 4: Nhân bản vô tính là trường hợp:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK 11 cơ bản trang 174. Nhân bản vô tính là chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới

Câu 5: Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 171-172: Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh

Câu 6: Cho hình ảnh dưới đây về sự sinh sản vô tính của một loài: QQ Em hãy cho biết đây là hình thức sinh sản vô tính gì và của loài nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK sinh học Cơ bản 11 trang 172) Hình 44.2 Sinh sản bằng cách này chồi ở thủy tức.

Câu 7: Cắt bọt biển thành hai mảnh, về sau chúng sẽ hình thành hai cơ thể mới. Hình thức này được gọi là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 172: Sinh sản bằng phân mảnh có ở bọt biển, giun dẹp. Ví dụ, những mảnh nhỏ tách ra từ bọt biển phát triển thành bọt biển mới

Câu 8: Chọn phương án trả lời đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 nâng cao trang 170: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ cần một cơ thể gốc. Cơ thể gốc tách thành 2 hoặc nhiều phần, mỗi phần sẽ cho một cá thể mới. Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm. Vì vậy các cá thể mới trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mới.

Câu 9: Hình thức sinh sản vô tính như phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, tái sinh thường gặp ở loại động vật nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 171. Sinh sản vô tính gặp nhiều ở loài động vật có tổ chức thấp. Ở động vật bậc thấp, hiện tượng sinh sản vô tính rất phổ biến, với nhiều hình thức khác nhau như: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh (sinh sản). Còn sinh sản hữu tính có ở hầu hết các động vật không xương sống và có xương sống