Dinh dưỡng nitơ ở thực vật 1

Dinh dưỡng nitơ ở thực vật 1

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Dinh dưỡng nitơ ở thực vật 1

Lý thuyết về Dinh dưỡng nitơ ở thực vật 1

VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ

- Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng $NH_4^ + $$NO_3^ - $ Trong cây $NO_3^ - $ được khử thành $NH_4^ + $. Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:

* Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP …

* Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào $ \to $ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.

QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ Ở THỰC VẬT:

Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:

1. Quá trình khử nitrat:

- Là quá trình chuyển hoá $NO_3^ - $ thành $NH_4^ + $có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá theo sơ đồ

$NO_3^ - $(nitrat) $ \to $ $NO_2^ - $(nitrit) $ \to $ $NH_4^ + $(amoni)

2. Quá trình đồng hoá $NH_4^ + $ trong mô thực vật:

Theo 3 con đường:

*Amin hoá trực tiếp các axit xêto:

Axit xêto + $NH_4^ + $ $ \to $Axit amin.

*Chuyển vị amin:

Axit amin + axit xêto $ \to $ a. amin mới + a. xêto mới

*Hình thành amit:

Là con đường liên kết phân tử  $N{H_3}$ với axit amin đicacboxilic.

Axit amin đicacboxilic + $NH_4^ + $ $ \to $ amit

Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng

+ Đó là cách giải độc tốt nhất ($N{H_3}$ tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)

+ Amit là nguồn dự trữ $N{H_3}$ cho quá trình tổng hợp a. amin khi cần thiết. 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Kể tên các quá trình chuyển hóa Nitơ trong đất

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK 11 cơ bản trang 28 và 29

Câu 2: Nitơ được thực vật hấp thụ dưới dạng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK 11 cơ bản trang 25

Câu 3: Nhóm vi sinh vật tham gia cố định nitơ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 29.

Câu 4: Thực vật chủ yếu hấp thụ nitơ dưới dạng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đạm vô cơ trong đất.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 22.

Câu 5: Nhóm vi sinh vật không có khả năng cố định nitơ phân tử là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nitrosomonas.

Giải thích: Các nhóm vi khuẩn có khả năng cố định nitơ khí quyển là: Rhizobium, Azotobacter, Cyanobacteria.

Câu 6: Vai trò nào sau đây không phải vai trò của Nitơ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
quá trình thoát hơi nước do lá cây thực hiện, được điều khiển dưới sự đóng mở của khí khổng (nhờ vai trò của ánh sáng, ion K+, đường tạo ra từ quang hợp…), không có vai trò của nitơ

Câu 7: Nhóm sinh vật nào sau đây làm giảm lượng Nitơ trong đất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 29. Vi khuẩn phản nitrat hóa sẽ biến đổi NO3- thành N2 gây mất Nitơ trong đất.

Câu 8: Quá trình nào sau đây là quá trình cố định nitơ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK 11 cơ bản trang 29.

Câu 9: Vai trò của nitơ đối với thực vật là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thành phần của prôtêin và axit nuclêic, ATP.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 25.

Câu 10: Dạng nitơ thực vật hấp thụ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

nitơ nitrat, nitơ amôn.

Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 22.

Câu 11: Nitơ trong đất tồn tại ở những trạng thái nào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK 11 cơ bản trang 28