1. Sự di dân
- Khái niệm: Là di chuyển dân cư trong nước từ nông thôn ra thành thị và ngược lại, hoặc từ vùng này sang vùng khác, nước này sang nước khác.
- Nguyên nhân:
+ Không có tổ chức: Thiên tại lũ lụt, hạn hán, do chiến tranh và xung đột tộc người, nghèo đói và thiếu việc làm, kinh tế chậm phát triển,…
+ Có tổ chức: Di cư đi khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới, khai thác tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu lao động, xây dựng các công trình công cộng,…
- Hậu quả
+ Tích cực: Góp phần phân bố lại dân cư, khai thác tốt tiềm năng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
+ Tiêu cực: Dân số đô thị tăng nhanh quá mức, môi trường bị suy thoái, hủy hoại, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội,…
- Giải pháp: Thực hiện di dân có tổ chức, có kế hoạch và có khoa học.
2. Đô thị hóa
- Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Đặc điểm:
+ Đới nóng có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, sô siêu độ thị ngày càng nhiều.
- Hậu quả:
+ Kinh tế - xã hội: Thiếu chỗ ở, nước sạch, kìm hãm sự phát triển kinh tế, nảy sinh các tệ nạn xã hội, bệnh dịch,…
+ Môi trường: Bị ô nhiễm, hủy hoại (nước, không khí,…).
- Biện pháp: Đô thị hóa phải gắn liền với phát triển kinh tế và phân bố lại dân cư cho hợp lí.
Đới nóng có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới hiện nay.
Tỉ lệ dân thành thị thấp nhất ở châu Phi (33%), tiếp đến là châu Á (37%),…
Từ năm 1989 đến năm 2000, dân số đô thị ở đới nóng đã tăng lên gấp đôi. Với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số như hiện nay, trong vòng vài chục năm nữa tổng số dân đô thị của các nước thuộc đới nóng sẽ gấp hai lần tổng số dân đô thị của các nước thuộc đới ôn hoà.
Một số nước đới nóng tiến hành di dân có tổ chức, kế hoạch, những cuộc di dân như vậy có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 1950, đới nóng chưa có đô thị nào tới 4 triệu dân; đến năm 2000 đã có 11 siêu đô thị trên 8 triệu dân.
Châu Á có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhất, sau đó đến châu Phi, Nam Mĩ, châu Âu rồi đến Bắc Mĩ.
Tỉ lệ dân thành thị ở Nam Mĩ là cao nhất (79%), tiếp đến là Bắc Mĩ (75%), châu Âu (73%),…