I, Khái niệm hô hấp
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp \[{O_2}\] cho các tế bào của cơ thể và loại khí \[C{O_2}\] do các tế bào thải ra, ra khỏi cơ thể.
Hô hấp có 3 giai đoạn:
+ Sự thở (thông khí ở phổi)
+ Trao đổi khí ở phổi: \[C{O_2}\] từ máu vào tế bào phổi, \[{O_2}\] từ tế bào phổi vào máu.
+ Trao đổi khí ở tế bào: \[{O_2}\] từ máu vào tế bào, \[C{O_2}\] từ tế bào vào máu
Ý nghĩa của hô hấp: Nhờ hô hấp mà khí \[{O_2}\] được lấy vào để oxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cơ thể.
II, Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng
Mặt trong của khí quản và phế quản được phủ bằng một lớp biểu bì có khả năng tiết chất nhầy giúp làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ và vi khuẩn. Lớp niêm mạc còn có nhiều lông rung chuyển động liên tục để quét các hạt bụi, vi khuẩn và vật lạ ra ngoài.
Phổi có đơn vị cấu tạo và chức năng là các phế nang tập hợp thành từng cụm và đươc bao bọc bởi mạng mao mạch dày đặc, đây là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.
Phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường: ôxi từ không khí cho tế bào thực hiện trao đổi chất và thải khí cacbônic ra ngoài.
Chức năng của đường dẫn khí là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch (ngăn bụi), làm ấm, ẩm không khí vào phổi.
Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: sự thở (sự thông khí ở phổi), trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
Đường dẫn khí gồm: mũi, họng, thanh quản, khí quản và phế quản.