I. Sự thông khí ở phổi
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra): Các cơ liên sườn ngoài, cơ hoành phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp.
- Hít vào:
+ Cơ liên sườn ngoài co → xương ức, xương sườn được nâng lên → lồng ngực mở rộng sang hai bên.
+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Thở ra:
+ Cơ liên sườn ngoài dãn → xương ức, xương sườn được hạ xuống → lồng ngực thu hẹp lại.
+ Cơ hoành dãn → lồng ngực thu về vị trí cũ.
Cử động hô hấp |
Hoạt động của các cơ xương lồng ngực |
Thể tích lồng ngực |
||
Cơ liên sườn ngoài |
Xương ức và xương sườn |
Cơ hoành |
||
Hít vào |
Co |
Nâng lên |
Co |
Tăng |
Thở ra |
Dãn |
Hạ xuống |
Dãn |
Giảm |
- Đồ thị phản ánh sự thay đổi dung tích phổi khi hít vào- thở ra bình thường và gắng sức
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
- Thành phần không khí hít vào và thở ra
Trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
- Trao đổi khí ở phổi:
+ ${O_2}$ khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ $C{O_2}$ khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào:
+ ${O_2}$ khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ $C{O_2}$ khuếch tán từ tế bào vào máu.
Số cử động hô hấp trong một phút là nhịp hô hấp. Khi hoạt động thể dục thể thao thì nhịp hô hấp tăng cao hơn so với trạng thái bình thường.
Vì nồng độ $ \mathbf{C}{{\mathbf{O}}_{\mathbf{2}}} $ trong máu tới phế nang cao hơn trong phế nang nên $ \mathbf{C}{{\mathbf{O}}_{\mathbf{2}}} $ khuếch tán từ máu vào phế nang.
Thể tích của dung tích sống = Thể tích khí lưu thông + Thể tích khí bổ sung + Thể tích khí dự trữ
Khi hít vào: cơ liên sườn ngoài co, cơ hoành co, các xương sườn được nâng lên, thể tích phổi tăng.
Cứ một lần hít vào và một lần thở ra được coi là một cử động hô hấp.
Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài dãn, cơ hoành dãn, các xương sườn được hạ xuống, thể tích phổi giảm.