I. Thành phần hoá học của nước
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
- Tỉ lệ thể tích: 2 phần khí khí H2 và 1 phần khí O2.
- Tỉ lệ khối lượng: 1 phần H2 và 8 phần oxi.
CTHH của nước: H2O.
II. Tính chất của nước
1. Tính chất vật lí
- Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hóa rắn ở 0oC, ở 4oC khối lượng riêng D = 1g/ml.
- Hoà tan nhiều chất: rắn (đường, muối ăn), lỏng (cồn, axit), chất khí (HCl, NH3).
2. Tính chất hoá học
a. Tác dụng với kim loại
- PTHH: 2Na+2H2O→2NaOH+H2
- Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Na, Ca, Ba….tạo ra bazơ tương ứng và hiđro
b. Tác dụng với oxit bazơ
- PTHH: CaO + H2O→ Ca(OH)2.
- Kết luận:
Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O,Na2O,CaO,BaO.. tạo ra bazơ
Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh
c. Tác dụng với oxit axit
- PTHH: P2O5+3H2O→2H3PO4.
- Kết luận
+ Nước hóa hợp được với nhiều oxit axit khác như SO2,SO3,N2O5 tạo ra axit tương ứng
+ Hợp chất tạo ra do nước hóa hợp với oxit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
N2O5 tác dụng với nước thu được axit có công thức hóa học là HNO3
N2O5+H2O→2HNO3
Công thức phân tử của nước là H2O
Nước hóa hợp với oxit bazơ thu được hợp chất thuộc loại bazơ
Na2O tác dụng với nước thu được bazơ có công thức hóa học là NaOH
Na2O+H2O→2NaOH
PTHH:Na2O+H2O→2NaOH
Sản phẩm là NaOH
P2O5+3H2O→2H3PO4
Khi cho giấy quỳ tím vào dung dịch nước vôi, quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh.
2Na+2H2O→2NaOH+H2
Phát biểu không đúng là
Ở áp suất khí quyển là 760 mm Hg thì nước sôi ở 800C
Do nước sôi ở 1000C
2K+2H2O→2KOH+H2.
Nước hóa hợp với oxit axit thu được hợp chất thuộc loại axit
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là axit.
CaO+H2O→Ca(OH)2