Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Lý thuyết về Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

1. Ngành trồng trọt

- Đặc điểm:

+ Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.

+ Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi (Tỉ trọng cây lương thực giảm; Tỉ trọng cây công nghiệp tăng).

- Nguyên nhân: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu, nhất là sản phẩm cây công nghiệp.

- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

a) Cây lương thực

- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

b) Cây công nghiệp

- Vai trò:

+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.

+ Bảo vệ môi trường.

- Cơ cấu:

+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.

+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

c) Cây ăn quả

- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…

- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

2. Ngành chăn nuôi

Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.

a) Chăn nuôi trâu, bò

- Đàn trâu:

+ Khoảng 2,4 triệu con (2019); chủ yếu lấy sức kéo.

+ Phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Đàn bò:

+ Có trên 6 triệu con (2019); chủ yếu để lấy thịt, sữa, một phần sức kéo.

+ Phân bố nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven thành phố lớn.

b) Chăn nuôi lợn

- Đàn lợn tăng khá nhanh (19,6 triệu con - năm 2019).

- Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

c) Chăn nuôi gia cầm

- Đàn gia cầm tăng nhanh (hơn 481,1 triệu con - năm 2019).

- Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Do trồng nhiều giống lúa mới nên   

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do trồng nhiều lúa mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ lúa sớm, lúa chính vụ và lúa muộn. (SGK Địa lí 9 tr 29)

Câu 2: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở nước ta chăn nuôi trâu bò chủ yếu ở: Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Câu 3: Những vùng nào dưới đây là vùng trồng nhiều đậu nhất cả nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đông Nam Bộ, Tây Nguyên là 2 vùng đứng đầu cả nước về diện tích trồng đậu.

Câu 4: Cây trồng nào dưới đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta cây lương thực 60,8\%, sau đó đến cây công nghiệp 22,7\% và cuối cùng là cây ăn quả, rau đậu và cây khác (16,5\%) – số liệu năm 2002.

Câu 5: Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở nước ta cây lúa được trồng trên khắp cả nước nhưng nhiều nhất là ở các vùng đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6: Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là vùng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. (SGK Địa lí 9 tr 32)

Câu 7: Mía là cây công nghiệp hằng năm được trồng nhiều nhất ở vùng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào bảng 8.3 SGK Địa lí 9 tr 31, ta có thể thấy cây mía được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 8: Đàn bò có quy mô lớn nhất nước ta là ở vùng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đàn bò có quy mô lớn nhất nước ta là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. (SGK Địa lí 9 tr 32)

Câu 9: Qua bảng số liệu SGK từ 1992 – 2002 diện tích nhóm cây trồng nào tăng nhanh nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Qua bảng số liệu SGK từ 1992 – 2002 diện tích nhóm cây trồng công nghiệp tăng thêm 9,2\%; nhóm cây lương thực giảm 6,3\% và nhóm cây ăn quả giảm 2,9\%.

Câu 10: Ở nước ta cây lúa được trồng ở   

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lúa được trồng trên khắp đất nước ta. (SGK Địa lí 9 tr 29)

Câu 11: Trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trâu được nuôi chủ yếu lấy sức kéo, nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. (SGK Địa lí 9 tr 32)

Câu 12: Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Việc đảm bảo được lương thực thực phẩm sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trồng cây công nghiệp.

Câu 13: Tây Nguyên đang dẫn đầu cả nước về diện tích trồng loại cây lâu năm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào bảng 8.3 SGK Địa lí 9 tr 31, ta có thể thấy cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên.

Câu 14: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là   

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong các cây lương thực ở nước ta, lúa là cây lương thực chính không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu. (SGK Địa lí 9 tr 28)

Câu 15: Vùng nào dưới đây đứng đầu cả nước về sản lượng lúa?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đứng đầu cả nước về sản lượng lúa chiếm trên 50\% sản lượng lúa cả nước.

Câu 16: Vùng nào sau đây là vùng trồng nhiều rau nhất cả nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng nhiều rau nhất nước ta do hai vùng đồng bằng này có điều kiện tự nhiên về khí hậu, nước, đất đai,... thuận lợi.

Câu 17: Các loại cây công nghiệp lâu năm như : cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở đâu?  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào bảng 8.3 SGK Địa lí 9 tr 31, ta có thể thấy các loại cây công nghiệp lâu năm như: cao su, hồ tiêu, điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ.