1. Thương mại
Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương
a) Nội thương
- Vai trò: Phục vụ nhau cầu tiêu dùng, đi lại, văn hóa,… trong nước.
- Tình hình phát triển: Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất: hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.
- Phân bố:
+ Nhân tố ảnh hưởng: Quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế.
+ Phân bố: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.
b) Ngoại thương
- Vai trò: giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao, cải thiện đời sống nhân dân.
- Tình hình phát triển:
+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị; nguyên liệu, nhiên liệu; lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.
+ Thị trường xuất - nhập khẩu ngày càng mở rộng: châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan), châu Âu và Bắc Mĩ.
2. Du lịch
- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.
- Điều kiện phát triển:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia,…
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,…
- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.
- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.
Nước ta nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu.
Nước ta chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu và nhiên liệu còn lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta. Nền kinh tế càng phát triển và mở cửa thì hoạt động ngoại thương càng quan trọng có tác dụng trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất với chất lượng cao và cải thiện đời sống nhân dân.
Ngành có tỉ trọng xuất khẩu lớn nhất năm 2002 là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (40,6%), tiếp theo là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (31,8%) và cuối cùng là hàng nông, lâm, thủy sản (27,6%).
Hiện nay, nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a và vùng lãnh thổ như Đài Loan. Thị trường châu Âu và Bắc Mĩ ngày càng tiêu thụ nhiều hàng hoá của Việt Nam. (SGK Địa lí 9 tr 59)
Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2002, tỉ trọng của hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là 40,6% (Chiếm tỉ trọng lớn nhất).
Vườn quốc gia, khu bảo tồn các động, thực vật quý hiếm là tài nguyên du lịch tự nhiên, không phải tài nguyên du lịch nhân văn.
Dựa vào biểu đồ ta thấy Tây Nguyên có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thấp nhất cả nước: 9,2 nghìn tỉ đồng.
Dựa vào biểu đồ ta thấy Đông Nam Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn nhất cả nước: 89,4 nghìn tỉ đồng.
Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. (SGK Địa lí 9 tr 57)
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới