1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số: cao, ngày một tăng.
Dẫn chứng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).
- Dân cư nước ta phân bố không đều:
+ Không đồng đều theo vùng:
Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).
Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.
à Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.
+ Không đồng đều theo thành thị và nông thôn:
Tập trung đông ở nông thôn (74%).
Tập trung ít ở thành thị (26%).
2. Các loại hình quần cư
3. Đô thị hoá
- Đặc điểm:
+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.
+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.
+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.
- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng → Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.
- Nguyên nhân của đô thị hóa:
+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
+ Chính sách phát triển dân số.
Phum – sóc là tên gọi của điểm dân cư người Khơ-me chủ yếu sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (SGK Địa lí 9 tr 12)
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp và phần lớn các đô thị ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ. Một số đô thị tiêu biểu như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa,…
Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra ở mức độ thấp, trình độ đô thị hóa thấp.
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các khu đô thị và ven biển, còn ở vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt.
Nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số cao trên thế giới. Năm 2003, nước ta có mật độ dân số là 246 người/km2. Trong khi đó mật độ dân số trung bình của thế giới là 47 người/km2.
Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng là: Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.
"Ấp" là tên gọi hành chính địa bàn cư trú của người Kinh, "Buôn" là của các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên, "Sóc" là của người Khơ-me, còn "Quận" là tên gọi hành chính của quần cư đô thị.
Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.
Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới