I. KHÁI NIỆM VỀ ỨNG ĐỘNG
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng. Vd: Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối
- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cơ quan. Vd: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì đế hoa uốn cong xuống (hoa nở), và ngược lại (hoa đóng)
II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG
1. Ứng động sinh trưởng
- Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ…)
a. Quang ứng động
- Ứng động nở hoa. Vd: hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối
- Ứng động của lá: Vd: Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối
- Tác nhân: Ánh sáng đến từ mọi phía
- Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào những thời điểm khác nhau.
b. Nhiệt ứng động
Vd: Hoa Tulip. Giảm 1 độ $ \to $ hoa khép lại. Tăng 3 độ $ \to $ hoa nở ra
- Tác nhân: nhiệt độ môi trường
- Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn $ \to $ hoa nở. Ngược lại $ \to $ hoa khép
2. Ứng động không sinh trưởng
Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
a. Ứng động sức trương
Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan.
Ví dụ: phản ứng cụp lá của cây trinh nữ. Nguyên nhân: Do sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.
Ví dụ: phản ứng đóng mở khí khổng của lá. Nguyên nhân: Do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
b. Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động
Vd: Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.
Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích thích cơ học)
- Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong
- Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích
- Cơ chế: sóng lan truyền kích thích
Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chưa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học.
- Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích.
- Phản ứng: Bằng cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi
(SGK cơ bản trang 102) Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cán hoa, …) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ v…v…)
(SGK nâng cao trang 98) khi điều kiện thời tiết bất lợi vào mùa đông lanh, tuyết rơi và nhiệt độ thấp kéo dài, ít ánh sáng, bộ lá rụng hết. Sự trao đổi chất ở chồi ngủ diễn ra chậm và yếu : hô hấp yếu, hàm lượng nước trong cây thường nhỏ hơn 10%, đời sống của cây chồi ở dạng tiềm ẩn.
Giải thích: khi mặt trên của cánh hoa sinh trưởng mạnh hơn mặt dưới sẽ làm các cánh hoa đang từ trạng thái cụp lại duỗi thẳng ra làm hoa nở khi có ánh sáng. Việc nở hoa khi có ánh sáng sẽ là tăng màu sắc sặc sỡ của cánh hoa để thu hút côn trùng, đồng thời giữ nhiệt sưởi ấm cho cây.
(SGK nâng cao trang 97) Hoa mười giờ nở vào nuổi sáng lúc có ánh nắng và nhiệt độ 20-25 độ C – đây là hình thức cảm ứng theo nhiệt độ.
Cả 3 đáp án trên đều đúng.
SGK Sinh học 11 tr.102-103.
(ghi nhớ SGK nâng cao trang 99) có hai kiểu ứng động là: ứng động không sinh trưởng như vận động tự vệ ở cây trinh nữ, vận động bắt mồi ở thực vật …; ứng động sinh trưởng như vận động quấn vòng, vận động nở hoa.
Sự thay đổi của các yếu tố ngoại cảnh.
Giải thích: ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nahu cửa cư quan cảm ứng có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh. Vậy nên sự thay đổi ngoại cảnh là nguyên nhân gián tiếp của hiện tượng ứng động sinh trưởng.
(SGK 11 nâng cao trang 95) Lá cây trinh nữ thường xòe lá chét thành một mặt phẳng, khi vật chạm vào lá, các lá chét khép lại, cuống cụp xuống do thể gối ở cuống lá và gốc lá chét giảm sút sức trương, với sự vận chuyển K+ đi ra khỏi không bào gây mất nước, giảm áp suất thẩm thấu. Cơ chế biến đổi độ trương trong tế bào thể gối có thể so sánh với sự biến đổi độ trương trong tế bào khí khổng (do sự biến đổi nồng độ K+, thể thẩm thấu).
Vận động cảm ứng mạnh mẽ do các va chạm và chấn động cơ học.
Giải thích: do ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào, xảy ra khi có sự va chạm và chấn động cơ học dẫn tới thay đổi áp suất trương nước của một số tế bào dẫn tới đáp ứng ngay lập tức.
Các lông tuyến lập tức gập lại.
Giải thích: đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hóa học. Sau khi tiếp nhận kích thích hóa học, lông tuyến lập tức gập lại nhằm giữ con mồi đồng thời tiết ra enzym tiêu hóa chúng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Hoạt động bắt mồi của cây gọng vó.
Phần Em có biết? SGK Sinh học 11 tr.105.
Hoa nghệ tây và hoa tuylip.
SGK Sinh học 11 tr.102.
(khái niệm SGK cơ bản trang 102) Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
Tác nhân kích thích không định hướng.
SGK Sinh học 11 tr.102.
Cụp lá ở cây trinh nữ khi có va chạm.
Giải thích: khi nhận kích thích đều dẫn tới sự thay đổi sức trương nước của các tế bào của các cơ quan chuyên hóa làm cho lá của chúng cụp lại gần như ngay lập tức.
Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở
Ứng động theo sức trương tức thuộc loại ứng động không sinh trưởng, phụ thuộc vào nhân tố nước. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ do sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận. Khí khổng đóng mở cũng phụ thuộc vào sự biến động của hàm lượng nước trong tế nào khí khổng.
Vận động của cơ thể và cơ quan thực hiện theo từng thời gian nhất định trong ngày.
SGK Sinh học 11 tr.102.
Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
Tác nhân kích thích không định hướng.
Do: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ thể thực vật dưới tác động của các tác nhân kích thích có hướng
Ứng động là hình thức phản ứng của cơ thể thực vật dưới tác động của các tác nhân kích thích không định hướng
Tất cả đều đúng.
SGK Sinh học 11 tr.102 và 104.
Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm và biểu hiện bằng ứng động và hướng động.
Tiết ra enzim tương tự pepsin.
Giải thích: khi bắt được con mồi, cây nắp ấm tiết ra enzim proteaza tương tự với enzim pepsin ở dạ dày giúp phân giải protein thành các chất đơn giản mà cây có thể hấp thụ.
SGK 11 nâng cao trang 95: Cơ chế chung của các hình thức vận động cảm ứng là do sự thay đổi trương nước, co rút chất nguyên sinh, biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học (nhịp điệu thời gian)
(SGK nâng cao trang 96) Vận động cuốn vòng do sự di chuyển đỉnh, chóp của thân leo, các tua cuốn. Các tua cuốn tạo các vòng giống nhau di chuyển liên tục xoay quanh trục của nó. Thời gian quấn vòng tuỳ theo loại cây. Ví dụ: rau muống có sự quấn vòng diễn ra cứ 5 phút một lần. Trong 3 giờ đỉnh chồi của rau muống chuyển 35 vị trí theo vòng xoắn.
Nghèo đạm.
Giải thích: khi có sự tiếp xúc, các cây bắt mồi phản ứng ngay lập tức bằng sự uốn cong đẩy con mồi vào dịch tiêu hóa để phân giải chúng cung cấp đạm cho cây.
(SGK 11 nâng cao trang 95, SGK 11 co bản trang 103) Phản ứng tự vệ của cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng – nguyên nhân gây ra hiện tượng cụp lá trinh nữ khi va chạm là sức trương nước ở nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô lân cận.
Phản ứng diễn ra ngay lập tức.
Giải thích: ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động mà ở đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh nên không nhận thấy ngay lập tức khi có kích thích mà cần đợi một thời gian.
SGK 11 nâng cao trang 96: Ứng động sinh trưởng là các vận động có liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. Thường là các vận động theo đồng hồ sinh học. Do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ và hoocmon thực vật.
Nhiệt độ.
SGK Sinh học 11 tr.102.
Sự thay đổi sức trương nước của tế bào lông tuyến.
SGK Sinh học 11 tr.105.
(SGK nâng cao trang 95) Ứng động không sinh trưởng là các vận động không có sự phân chia là lớn lên của các tế bào cây, chỉ liên quan đến sức trương của nước, xảy ra sự lan truyền kích thích, có phản ứng nhanh ở các miền chuyên hóa của cơ quan => ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc.
Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cán hoa, …) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ v…v…) => quang ứng động, nhiệt ứng động
(SGK cơ bản trang 102) ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng … )
Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ. Đây là kiểu ứng động dưới tác động của nhiệt độ.
Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
Do: ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động mà ở đó diễn ra sự sinh trưởng của cơ thể thực vật. Hiện tượng khí khổng đóng lại hay lá cây họ đậu xòe ra và khép lại đều không diễn ra sự sinh trưởng nên nó phải xếp vào ứng động không sinh trưởng
(SGK 11 nâng cao trang 96) Khi con mồi chạm vào lá, sức trương giảm sút, làm các gai, tua, lông cụp, các nắp đậy lại giữ chặt con mồi. Các tuyến trên lông của lá tiết enzim (gần giống enzim proteaza) phân giải protein con mồi.
Sự nở hoa của một số loài cây vào những giờ nhất định.
Giải thích: sự nở hoa vào ban ngày, ban đêm, nở hoa theo từng giờ nhất định đều là ứng động sinh trưởng. Chúng xảy ra do sinh trưởng không đều ở hai phía của cánh hoa làm hoa nở.
Vận động cuốn vòng tua cuốn của mướp là hướng động tiếp xúc, không phải là ứng động không sinh trưởng.
Ứng động không sinh trưởng.
Giải thích: khi có côn trùng chạm phải sẽ gây ra ứng động tiếp xúc và hóa ứng động dẫn tới thay đổi sức trương nước của các tế bào ở cuống nắp làm nắp ấm gần như lập tức đóng lại không cho con mồi thoát ra.
SGK 11 nâng cao trang 95: Ứng động (Vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước một tác nhân kích thích không định hướng (từ mọi phía).
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới