I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT:
1. Quang hợp :
- Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.
- Phương trình tổng quát của quang hợp:
$6C{O_2} + 12{H_2}O \to {C_6}{H_{12}}{O_6} + 6{O_2} + 6{H_2}O$ (NL ánh sáng+ diệp lục)
2. Vai trò của quang hợp:
- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người
- Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.
- Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ $C{O_2}$ (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP:
1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:
- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí $C{O_2}$ khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
- Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp:
3. Hệ sắc tố quang hợp:
- Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (avà b) và carotenoit (caroten và xantophyl) phân bố trong màng tilacoit.
- Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Tại đó năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH.
Vì hệ sắc tố quang hợp không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục nên mắt chúng ta nhìn thấy lá cây có màu xanh lục.
SGK 11 cơ bản trang 36.
Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Sách giáo khoa sinh học cơ bản trang 48.
Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Trang 45, sách giáo khoa cơ bản lớp 11.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ $ C{{O}_{2}} $ thuận lợi cho quang hợp.
Trang 44, sách giáo khoa cơ bản sinh học lớp 11.
Ở chất nền
SGK11 cơ bản trang 44. Điểm bão hòa CO2: điểm mà tại đó, nồng độ CO2 làm cho cường độ quang hợp đạt giá trị tối đa. Vượt qua giá trị này, cường độ quang hợp giảm, trước giá trị này, cường độ quang hợp không đạt tối đa.
Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.
Trang 41, sách giáo khoa cơ bản 11.
Carôtenôit.
Giải thích: Ở thực vật bậc thấp, hệ sắc tố quang hợp có diệp lục và sắc tố phụ là phicôbilin.
Cách thức cố định CO2 trong pha tối.
Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 41.
Cường độ quang hợp, nhu cầu nước.
Giải thích: SGK Sinh 11.
Cải bắp.
Giải thích: Vì cải bắp là cây lấy lá. Mà năng suất kinh tế ở các cây lấy lá là cao nhất.
SGK 11 cơ bản trang 42. Thực vật C3 gồm từ các loài rêu đến các loài cây gỗ cao lớn mọc trong rừng => lúa, khoai, sắn, đậu là cây C3. Các loài thực vật dứa, xương rồng, thanh long,… là thực vật CAM, các loài thực vật như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê,… là thực vật C4
SGK 11 cơ bản trang 41.
Thực vật C3 phân bố rộng rãi trên trái đất, chủ yếu ở vùng ôn đới, cận nhiệt đới, nơi có cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng CO2 bình thường
diệp lục và carôtenôit.
Sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới .
Trang 42, sách giáo khoa cơ bản lớp 11.
SGK 11 cơ bản.
Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.
Đây là những loại cây sống ở hoang mạc, thích nghi với các điều kiện khí hậu khô nóng . Ban ngày sẽ đóng để hạn chế sự thoát hơi nước, tránh mất nước. Ban đêm khí khổng sẽ mở.
Các cây mọng nước ở vùng khô hạn sa mạc.
Giải thích: SGK Sinh 11 – trang 43.
SGK 11 cơ bản trang 38.
Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Trang 48, sách giáo khoa sinh học cơ bản lớp 11.
Nồng độ $ C{{O}_{2}} $ đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
Bởi vì điểm bão hòa $ C{{O}_{2}} $ là điểm mà ở đó cường độ quang hợp đạt cao nhất. Sau đó tăng $ C{{O}_{2}} $ sẽ làm cường độ quang hợp bị giảm đi.
SGK 11 cơ bản
Tổng hợp các chất cần thiết để sử dụng trong pha tối.
Giải thích: Pha sáng của quang hợp tạo ra ATP và NADPH tham gia vào pha tối của quang hợp.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới