Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lý thuyết về Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Khái quát chung:

+ Diện tích lớn nhất nước ta (30,7 % diện tích cả nước năm 2019).

+ Dân số trên 13,9 triệu người (14,3% dân số cả nước năm 2019).

- Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc:  Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc à Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế).

+ Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ àTạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội).

+ Vịnh Bắc Bộ à Phát triển kinh tế biển.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Thuận lợi

- Địa hình có sự phân hóa rõ rệt:

+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.

+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ.

→ Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh à cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Khoáng sản: giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn à phát triển công nghiệp khai khoáng.

- Sông ngòi: Nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào à phát triển thủy điện

- Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa à Thuận lợi trồng cây công  nghiệp.

- Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).

- Giữa ĐB và TB có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

b) Khó khăn

- Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.

- Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét,… do nạn chặt phá rừng bừa bãi.

3. Đặc điểm dân cư xã hội

* Đặc điểm:

- Số dân: Khoảng 13,9 triệu người, chiếm 14,3% dân số cả nước (Năm 2019).

- Thành phần: là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:

   + Tây bắc: Thái, Mường, Dao, Mông,…

   + Đông bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông,…

   + Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương. 

- Trình độ phát triển kinh tế:

+ Đồng bào các dân tộc có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn vơi địa hình đồi núi.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

+ Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc Đổi mới.

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp

- Công nghiệp năng lượng:

+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.

+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí,…

- Khai thác khoáng sản:

+ Điều kiện phát triển: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.

+ Hiện nay đang tiến hành khai thác nhiều mỏ khoáng sản có giá trị.

- Chế biến thực phẩm:

+ Điều kiện phát triển: trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông – lâm – ngư nghiệp.

+ Ngày càng phát triển: chế biến chè, đặc sản, hồi quế khô, sữa bò,…

- Chế biến lâm sản, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

=> Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.

b) Nông nghiệp

* Trồng trọt

- Điều kiện phát triển: 

    + Đất feralit.

    + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khó khăn: 

+ Sương muối.

+ Thị trường chưa ổn định.

+ Thiếu quy hoạch trong phát triển một số cây trồng.

+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển,...

- Tình hình phát triển: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)

+ Cây lương thực: lúa, ngô là cây lương thực chính. Lúa chủ yếu được trồng ở các cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái),… Ngô được trồng nhiều trên nương rẫy.

 + Cây công nghiệp: chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn), hồi (Lạng Sơn), cây dược liệu. Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.

+ Cây ăn quả: mận, mơ, lê, đào, vải,… ở Sơn La, Bắc Giang,…

+ Nghề rừng: chủ yếu phát triển theo hướng nông-lâm kết hợp.

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

* Chăn nuôi

- Điều kiện phát triển:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Nhân dân có kinh nghiệm.

+ Vùng biển Quảng Ninh rộng.

+ Nguồn thức ăn ngày càng phong phú.

- Khó khăn: 

+ Sương muối, giá rét.

+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển

- Tình hình phát triển:

+ Đàn trâu (56,1%), bò (16%), lợn (23%) so với cả nước (năm 2019).

+ Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản phát triển mạnh ở Quảng Ninh. 

c) Dịch vụ

* Giao thông vận tải

- Điều kiện phát triển: 

+ Vị trí địa lí mang tính chiến lược.

+ Có vùng biển Quảng Ninh và các cửa khẩu là cửa ngõ.

- Khó khăn: Địa hình chủ yếu là đồi núi.

- Tình hình phát triển: Hoạt động mạnh với nhiều tuyến đường bộ, sắt, thủy nối liền với ĐBSH, Trung Quốc và thượng Lào.

* Thương mại

- Điều kiện phát triển: Tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng, Lào, Trung Quốc,...

- Khó khăn: Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô.

- Tình hình phát triển: Vùng đã phát triển mối quan hệ thương mại lâu đời với ĐBSH, Trung Quốc và thượng Lào.

* Du lịch

- Điều kiện phát triển: Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng.

- Khó khăn: Tài nguyên du lịch 1 số nơi bị suy thoái, ô nhiễm.

- Sản phẩm du lịch: hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái. 

- Các điểm du lịch nổi tiếng: Hạ Long, Lạng Sơn, Điện Biên,…

5. Các trung tâm kinh tế

- Các trung tâm kinh tế quan trọng là: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

- Các trung tâm kinh tế mới: TP Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các dân tộc ít người ở Tây Bắc chủ yếu là Thái, Mường, Dao, Mông,…

Câu 2: Nhà máy Hoà Bình và Sơn La nằm trên con sông nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhà máy thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình nằm trên con sông Đà.

Câu 3: Các nhà máy thuỷ điện đã và đang xây dựng ở Trung du và miền núi phía Bắc là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhà máy thuỷ điện đã và đang xây dựng ở Trung du và miền núi phía Bắc là Hoà Bình, Thác Bà, Sơn La, Tuyên Quang. Trong đó thủy điện Sơn La có công suất lớn nhất cả nước.

Câu 4: Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: trâu, lợn.

Năm 2002, đàn trâu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nước là 57,3%. Chăn nuôi lợn cũng phát triển (22% đàn lợn của cả nước). (SGK Địa lí 9 tr 68)

Câu 5: Các tỉnh nào sau đây thuộc Tây Bắc ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các tỉnh Tây Bắc : Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. (SGK Địa lí 9 tr 61)

Câu 6: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước với nhiều thương hiệu chè nổi tiếng (Ví dụ: chè Tân Cương - Thái Nguyên, chè Mộc Châu – Sơn La, chè San – Hà Giang). Đây là loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 7: Cây lương thực chính của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lúa và ngô là cây lương thực chính của vùng. (SGK Địa lí 9 tr 67)

Câu 8: Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.

Câu 9: Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và địa hình núi cao.

Câu 10: Các nhà máy điện nào sau đây nằm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhà máy điện nằm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW, nhà máy nhiệt điện Sơn Động (Bắc Giang), Uông Bí và Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh).

Câu 11: Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhờ có nguồn thuỷ năng và nguồn than phong phú mà ngành công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện. (SGK Địa lí 9 tr 67)

Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh/thành phố?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có 15 tỉnh, đó là: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

Câu 13: Khoáng sản phi kim loại có trữ lượng tương đối lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoáng sản phi kim loại có trữ lượng tương đối lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là apatit. Apatit thường dùng để sản xuất phân bón và tập trung chủ yếu ở Lào Cai.

Câu 14: Khoáng sản nào dưới đây có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Than Đá là loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nhưng tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh (khoảng 90\%).

Câu 15: Đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tiểu vùng Đông Bắc có địa hình chủ yếu là núi thấp và trung bình. Các dãy núi hình cánh cung. (SGK Địa lí 9 tr 63)

Câu 16: Thành phố là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các thành phố là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn, Hạ Long.

Câu 17: Các mỏ khoáng sản nào sau đây thuộc Tây Bắc?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các mỏ khoáng sản thuộc Tây Bắc là đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

Câu 18: Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhà máy thủy điện Sơn La, Hòa Bình nằm trên dòng sông Đà. Thủy điện Sơn La là thủy điện có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay.

Câu 19: Trung du và miền núi Bắc Bộ có các cảng biển là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trung du và miền núi Bắc Bộ có các cảng biển là Cái Lân, Cửa Ông. Các cảng biển này đều thuộc tỉnh Quảng Ninh.