I. Tình hình thế giới và trong nước
1. Tình hình thế giới
- Từ những năm 30, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- Tháng 7/1935, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù trước mắt là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với thuộc địa.
2. Tình hình trong nước
- Chính trị:
- Kinh tế: có phục hồi nhưng vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
- Xã hội: đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn, cực khổ.
II. Phong trào dân chủ 1936 - 1939
1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936)
- Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và chống phong kiến.
- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt: chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Phương pháp đấu tranh: kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (Đến năm 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
- Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
- Đấu tranh nghị trường.
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
3. Ý nghĩa lịch sử
- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của các mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành.
- Là cuộc tập dượt chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
4. Bài học kinh nghiệm
- Kinh nghiệm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất; tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...
- Đảng nhận ra hạn chế trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc,…
Trong phong trào 1936 – 1939, Đảng đã chỉ đạo nhân dân đấu tranh bằng hình thức công khai, hợp pháp và đạt hiệu quả cao. Như vậy đáp án chính xác của câu hỏi này là bài học về lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai.
Hình thức đấu tranh vũ trang không xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam. Căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang được xây dựng trong thời kì 1939 - 1945.
Theo SGK Lịch sử 12 trang 100, năm 1937, phái viên của chính phủ Pháp G. Gôđa sang điều tra tình hình Đông Dương và Brêviê sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Đảng đã tổ chức quần chúng mít tinh "đón rước" để biểu dương lực lượng.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.
Trước tình hình chủ nghĩa phát xít ra đời và ngày càng bành trướng, nguy cơ nền hòa bình và an ninh thế giới bị đe dọa, Quốc tế Cộng sản đã lập tức triệu tập Đại hội lần thứ VII (7 - 1935). Đại hội đã phân tích tình hình thế giới và đưa ra những quyết định quan trọng đối với toàn thể nhân dân thế giới: xác định kẻ thù là chủ nghĩa phát xít và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu tranh là giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
Được tin Quốc hội Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã nắm lấy cơ hội chủ trương phát động và tổ chức các tầng lớp nhân dân thu thập nguyện vọng, tự do, dân chủ trong cả nước gửi tới phái đoàn. Từ giữa năm 1936, BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã gửi thư ngỏ cho các tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể, các nhóm ái hữu...công khai tuyên bố quan điểm của Đảng Cộng sản Đông Dương và phát động phong trào Đông Dương đại hội.
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
Theo SGK Lịch sử 12 trang 98, sau khi lên cầm quyền (6/1936), Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp đã thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. Đối với Đông Dương, Chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí,… tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
Thực dân Pháp không bao giờ đáp ứng toàn bộ các yêu sách của nhân dân.
Pháp tiến hành chính sách Kinh tế chỉ huy khi bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Tập trung đầu tư khai thác thuộc địa là chính sách của thực dân Pháp đang cai trị ở Đông Dương.
Theo nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936), nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Thông quan việc vận động quần chúng nhân vào Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (đến tháng 3/1938 là Mặt trận Dân chủ Đông Dương), phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã để lại bài học kinh nghiệm về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Tại Hội nghi Ban Chấp hành Trung ương tháng 3 - 1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
Trước tình hình chủ nghĩa phát xít ra đời và ngày càng vành trướng, lò lửa chiến tranh đa sục sôi, nguy cơ nền hòa bình và an ninh thế giới bị đe dọa, Quốc tế Cộng sản đã lập tức triệu tập Đại hội lần thứ VII (7 - 1935) với 65 đoàn đại biểu thay mặt các Đảng Cộng sản trên khắp thế giới về Mátxcơva (Liên Xô) dự họp.
Lê Hồng Phong là người dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7/1935).
Ý nghĩa lịch sử của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam:
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Đội ngũ cán bộ, đảng viên đựợc rèn luyện và trưởng thành.
- Là một cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế "chính quốc". Nhìn chung, giai đoạn 1936 - 1939 là giai đoạn phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Tháng 7/1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh. Hội nghị xác định: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
Lưu ý: Tránh nhầm với nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng là chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.
Theo SGK Lịch sử 12 trang 98, từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
Theo SGK Lịch sử 12 trang 100, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3 – 1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Đông Dương.