Các nước Đông Bắc Á

Các nước Đông Bắc Á

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Các nước Đông Bắc Á

Lý thuyết về Các nước Đông Bắc Á

I. Nét chung về khu vực

1. Về chính trị

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai: trừ Nhật Bản, các nước đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

- Sau năm 1945 có sự chuyển biến:

  • 10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
  • Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai nước: Đại Hàn Dân quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

2. Về kinh tế

- Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan trở thành ba trong bốn “con rồng” kinh tế của châu Á.

- Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

- Từ những năm 80 – 90 của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.

II. Trung Quốc

1. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

a. Sự thành lập

Giai đoạn 1946 - 1949 diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. 

=> Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi.

Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

b. Ý nghĩa

- Đối với Trung Quốc: 

  • Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc. 
  • Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.
  • Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Đối với thế giới: 

  • Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 
  • Mở rộng phạm vi địa lí của hệ thống chủ nghĩa xã hội.

2. Công cuộc cải cách - mở cửa

a. Chủ trương

Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách. Đến các Đại hội XII, XIII được nâng lên thành Đường lối chung.

b. Nội dung

- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

- Tiến hành cải cách và mở cửa.

- Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội.

- Hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

c. Thành tựu

- Kinh tế: GDP tăng hằng năm trên 8%. Kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.

- Xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện.

- Khoa học - kĩ thuật: Thử thành công bom nguyên tử. Phóng tàu “Thần Châu 5” đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ…

- Đối ngoại: 

  • Bình thường hóa quan hệ ngoại giao và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
  • Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999).

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Vùng lãnh thổ nào sau đây cho đến nay vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, nhưng đếnnay Trung Quốc vẫn chưa kiểm soát được Đài Loan.

Câu 2:
Ngày 13-6-2000, hai nhà lãnh đạo cấp cao của Hàn Quốc và Triều Tiên đã kí

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Từ giữa những năm 70, xu thế hòa bình ngày càng trở nên phổ biến trong các mối quan hệ quốc tế. Hòa chung xu thế đó hai miền nam - bắc Triều Tiên cũng đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao để tiến tớ nhất thể hóa Triều Tiên. Ngày 13 - 6 - 2000, hai nhà lãnh đạo cao nhất là Tổng thống Kim Tê Chung (Hàn Quốc) và Chủ tịch Kim Jong Il (CHDCND Triều Tiên) Hiệp đã gặp gỡ ở Bình Nhưỡng và kí Hiệp định hòa hợp giữa hai miền. Sự kiện này đã mở ra một trang mới cho quan hệ hai miền sau nửa thế kỉ xung đột và mâu thuẫn.

Câu 3:
Ai là người khởi xướng đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đặng Tiểu Bình (1904 - 1997), là người cầm quyền tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990.Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng Bí thư thời kỳ còn Mao Trạch Đông. Sau khi bè lũ bốn tên bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên cải cách mở cửa.Ông được biết đến là người đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "một nước hai chế độ". Trung Quốc hiện nay phát triển là nhờ theo đường lối của ông.

Câu 4: Trước năm 1945, ở Đông Bắc Á, quốc gia nào không trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 12 trang 19, Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.

Câu 5: Nước Cộng hòa Dân Chủ nhân Dân Trung Hoa ra đời ngày 1-10-1949 là kết quả của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước Cộng hòa Dân Chủ nhân Dân Trung Hoa ra đời ngày 1-10-1949 là kết quả của cuộc nội chiến 1946 - 1949 giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 6:
Nội dung nào dưới đây thuộc đường lối cải cách - mở cửa của Trung Quốc?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (9-1982), đặc biệt là Đại hội XIII (10-1987) của Đảng: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Câu 7: Trọng tâm của đường lối cải cách – mở cửa từ năm 1978 ở Trung Quốc là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trọng tâm của đường lối cải cách – mở cửa từ năm 1978 ở Trung Quốc là cải cách kinh tế.

Câu 8: Trong năm 2003 đã diễn ra sự kiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học vũ trụ Trung Quốc?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ tháng 11 - 1999 đến tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng thành công 4 con tàu "Thần Châu" với chế độ tự động và ngày 15 - 10 - 2003, con tàu "Thần Châu 5" cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ

Câu 9:  Tháng 8- 1948, quốc gia nào sau đây được thành lập ở phía Nam bán đảo Triều Tiên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 Tháng 8- 1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, nước Đại Hàn Dân quốc được thành lập.

Câu 10:
Những quốc gia nào dưới đây thuộc khu vực Đông Bắc Á?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Đông bắc Á là một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay văn hóa. Về mặt địa lý, nó bao gồm các nước ở phía Đông bắc của châu Á. Về mặt văn hóa, nó bao gồm các cộng đồng chịu một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa từ rất nhiều thế kỉ trước, nhất là các ảnh hưởng của cổ văn Trung Quốc (chữ Nho truyền thống) , hoặc Khổng giáoTân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Về địa lí khu vực này bao gồm : Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc.

Câu 11:
Ngày 1/10/1949 đã diễn ra sự kiện nào trong lịch sử Trung Quốc?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuối năm 1949, cuộc nội chiến Quốc - Cộng kết thúc, toàn bộ Trung Hoa lục địa được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch rút chạy ra Đài Loan. Ngày 1- 10 -1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được tuyên bố thành lập trên Quảng trường Thiên An Môn đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông. Sự kiện này đã mở ra một kỉ nguyên mới gọi là Lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Giai đoạn lịch sử này kéo dài từ năm 1949 đến hiện nay và bao gồm cả những thập kỷ tranh chấp chính trị, kinh tế và cải cách xã hội, cũng như nhiều phong trào gây ảnh hưởng cả bên trong cũng như trên phạm vi quốc tế.

Câu 12:
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) kết thúc với sự thắng lợi của Đảng Cộng sản đã đánh dấu

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, liên minh Quốc - Cộng tan rã, Tưởng Giới Thạch chuyển sang chống cộng và chống nhân dân, bắt tay với các nước đế quốc. Do đó Tưởng Giới Thạch là đại diện cho tư sản mại bản và tầng lớp địa chủ phong kiến quan liêu. Do đó, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thời kì 1946 - 1949 là cuộc đấu tranh của Đảng Cộng sản chống lại tập đoàn Tưởng Giới Thạch đại diện cho phong kiến, tư sản mại bản có sự giúp đỡ của Mĩ. Chính vì vậy, đây không chỉ là cuộc đấu tranh giai cấp mà nó còn bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc, chống Quốc dân đảng cũng là chống đế quốc.

Câu 13:
Tháng 9-1948, quốc gia được thành lập ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 9-1948, quốc gia thành lập ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Câu 14:
Sự kiện nào đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1 - 10 -1949, không chỉ là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với nhân dân Trung Hoa - kết thúc 100 năm nô dịch của đế quốc , phong kiến đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội. Không chỉ có vậy, sự kiện này còn mang ý nghĩa quốc tế lớn lao làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới nối liền từ Âu sang Á. Do đó, sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là phương án đúng.

Câu 15: Trong những năm cuối thế kỉ XX, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á được đánh giá là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Sau khi chiến tranh chấm dứt, Châu Á xây dựng và phát triển kinh tế: 
- Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.  
- Trong “bốn con rồng châu Á” thì Đông Bắc Á có đến ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). 
- Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 
- Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có sự tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới. 
- Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, nên dự đoán “thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á”

Câu 16: Năm 1997, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1997, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông.

Câu 17: Ba "con rồng" kinh tế châu Á ở khu vực Đông Bắc Á là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi chiến tranh chấm dứt, Châu Á xây dựng và phát triển kinh tế:

- Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

- Trong “bốn con rồng châu Á” thì Đông Bắc Á có đến ba (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan).

- Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

- Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có sự tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.

- Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, nên dự đoán “thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á”

Câu 18: Cơ cấu ngành kinh tế ở Trung Quốc có biến đổi gì sau 20 năm đổi mới?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản: Cơ cấu tồng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, đến năm 2000, thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 16%, trong khi đó thu nhập công nghiệp và xây dựng tăng lên 51%, dịch vụ 33%.

Câu 19: Hiệp định đình chiến giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1953) được kí kết tại đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tháng 6 - 1950 cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ, kéo dài đến tháng 7 - 1953. Hai bên kí hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38 vẫn được coi là ranh giới giữa hai nhà nước trên bán đảo.

Câu 20: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Ma Cao.

Câu 21:
Nội dung nào dưới đây phản ánh biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự ra đời của hai nhà nước ở bán đảo Triều Tiên là biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Các phương án còn lại là biến đổi về mặt kinh tế.

Câu 22:
Sau khi bị thất bại trong cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch đã chạy ra khu vực nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật, Đài Loan được chuyển sang cho Nhật quản lí. Khi Nhật Bản bại trận trong thế chiến hai, đồng minh Anh và Mĩ đã trao trả vùng đất này cho Tưởng Giới Thạch quản lí. Từ tháng 7/1946, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào hầu hết các khu giải phóng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quân giải phóng Trung Quốc, sau một năm thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, chuyển sang phản công. Do đó, khi bị bại trận vào cuối năm 1949 Tưởng Giới Thạch đã bỏ chạy ra Đài Loan và tiếp tục giữ chức vụ "tổng thống" ở Đài Loan cho đến khi chết (1975).