- Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em:
* Quyền được bảo vệ
Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
* Quyền được chăm sóc
+ Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
+ Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục vụ chức năng.
+ Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
* Quyền được giáo dục
+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.
+ Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
- Bổn phận của trẻ em:
+ Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa;
+ Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác;
+ Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn;
+ Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục;
+ Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
- Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội:
+ Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
+ Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Đối với trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng.
"Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình." (SGK GDCD 7 tr40)
Được làm tất cả những việc mà mình thích không thuộc nội dung quyền được chăm sóc của trẻ em.
Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn là biểu hiện của một trong những bổn phận của trẻ em.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyên cơ bản của công dân. Các ý còn lại thuộc quyền bảo vệ trẻ em.
Trẻ em được pháp luật đảm bảo các quyền như: quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, ngoài ra còn có các quyền được khai sinh và có quốc tịch, quyền được vui chơi, giải trí.
Đối với trẻ em không được nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
Hành vi của anh E thường xuyên đánh đập con trai mình để dạy dỗ mỗi khi con làm trái ý là hành vi vi phạm quyền chăm sóc, bảo vệ của trẻ em.
Gia đình cho H tham gia lớp học võ để đảm bảo kĩ năng tự vệ cho em là hành vi đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em.
Biểu hiện của G cho thấy bạn đã thực hiện nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.
Tại Việt Nam quy định trẻ em thuộc độ tuổi dưới 16 tuổi (luật bảo vệ trẻ em 2016)
Học sinh khi thực hiện bổn phận của mình sẽ không ăn chơi, đua đòi, tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Học sinh khi thực hiện bổn phận của mình sẽ chăm chỉ học tập, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới