Câu điều kiện
Câu điều kiện loại 0
Câu điều kiện loại 0 diễn tả một chân lý, sự việc luôn luôn đúng
Cấu trúc: If + Clause 1 (HTĐ), Clause 2 (HTĐ)
Ví dụ: If you heat ice, it melts - Nếu ta làm nóng đá, nó sẽ tan chảy.
Câu điều kiện loại I
Câu điều kiện loại I diễn trả một sự việc/hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc: If + Clause (HTĐ), Clause 2 (TLĐ)
Ví dụ: If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)
Câu điều kiện loại II
Câu điều kiện loại II là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
Ta sử dụng câu điều kiện loại II để diễn tả điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc: If + Clause (QKĐ), S+would/could (not) + V
Chú ý trong câu điều kiện loại II, ở mệnh đề “IF” riêng động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi.
Ví dụ: - If I were a bird, I would be very happy. (Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất hạnh phúc.) <= tôi không thể là chim được
Câu điều kiện loại III
Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
Ta sử dụng câu điều kiện loại III để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc: If + Clause (QKHT), S+would (not) +have+ PII
Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề if chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).
Ví dụ: If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.)
Câu điều kiện loại hỗn hợp
If + S + had + PII, S + would + V (present simple)
Ví dụ: If he had worked harder at school, he would be a student now (Nếu anh ra học hành chăm chỉ hơn, thì giời đây anh ta đã là một sinh viên rồi)
If + S + V (past simple), S + would have + PII
Ví dụ: If he didn’t love her, he wouldn’t have married her. (Nếu anh ấy không yêu chị ấy thì anh ấy đã không lấy cô ấy làm vợ.)
Anh ấy không thể thi lại vì anh ấy bỏ lỡ quá nhiều bài học. => Tình huống ở quá khứ => phải dùng câu điều kiện loại 3
(1) câu điều kiện loại 2 => loại
(2) Anh ấy có thể thi lại nếu anh ấy không bỏ lỡ quá nhiều bài học.
Câu điều kiện loại 3: If S + had + Ved/V3, S + would / could have Ved/ V3
(3) câu điều kiện loại 2 => loại
(4) Nếu anh ấy bỏ lỡ quá nhiều bài học, anh ấy sẽ không thi lại. => sai về quy tắc viết lại câu điều kiện phải ngược lại với ngữ cảnh.
Người dẫn đầu đi quá nhanh đến nỗi mà không ai đuổi kịp ông ấy.
(1) Giá mà người lãnh đạo đi nhanh hơn.
(2) Thật là một người dẫn đầu nhanh nhẹn.
(3) Nếu người dẫn đầu không đi quá nhanh, chúng tôi đã có thể đuổi kịp ông ấy.
=> Câu điều kiện loại 3 dùng cho tình huống ở quá khứ: If S + had Ved, S + would/ could have + Ved
(4) Tôi ước gì người dẫn đầu không thể đuổi kịp chúng tôi.
Ta dùng câu điều kiện loại III để diễn tả điều kiện không có thật trong quá khứ (việc chúng tôi sống sót đã xảy ra). Ngoài ra ở đây có cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện loại III, chúng ta đảo "had" lên đầu.
Chúng tôi đã sống sót trong vụ tai nạn đó do đã thắt đây an toàn.
(1) Nếu không có dây an toàn, thì chúng tôi đã sống sót trong vụ tai nạn đó: sai nghĩa
(2) Nếu như không thắt dây an toàn thì chúng tôi đã không thể sống sót trong vụ tai nạn đó.
(3) Nếu không có dây an toàn thì chúng tôi đã có thể sống sót trong vụ tai nạn đó: sai nghĩa
(4) (Câu này dùng sai ngữ pháp nên không sử dụng)
Bắt đầu ngay lập tức hoặc là bạn sẽ bị muộn.
(1) Nếu bạn không bắt đầu ngay lập tức bạn sẽ không bị muộn. => sai nghĩa
(2) Bạn sẽ bị muộn nếu bạn không bắt đầu ngay lập tức. => Câu điều kiện loại 2 => loại
(3) Nếu bạn không bắt đầu ngay lập tức bạn sẽ bị muộn. => Câu điều kiện loại 1
Cấu trúc: Vo/ Don’t Vo or S + will + Vo => viết lại câu điều kiện loại 1
(4) Câu điều kiện loại 2 => loại
Dịch nghĩa: Tôi đã không lắng nghe anh ấy và tôi đã không thành công.
(1) Nếu tôi lắng nghe anh ấy thì tôi đã thành công. (sai loại câu điều kiện)
(2) Nếu tôi đã lắng nghe anh ấy thì tôi sẽ thành công. (dùng câu điều kiện loại 3 để diễn tả điều kiện không có thật trong quá khứ => chọn)
(3) Nếu tôi đã lắng nghe anh ấy, tôi sẽ thành công. (sai loại câu điều kiện)
(4) Nếu tôi nghe anh ấy tôi sẽ thành công. (sai loại câu điều kiện)
Câu gốc: Nếu không vì sự thiếu thận trọng của anh ta, chúng tôi đã hoàn thành công việc.
(1) Anh ấy đã bất cẩn bởi vì anh ấy đã không hoàn thành công việc.
(2) Sai ngữ pháp vì tân ngữ không làm chủ ngữ
(3) Nếu anh ta đã cẩn thận hơn, chúng tôi đã hoàn thành công việc.
(4) Bởi vì anh ấy không phải là bất cẩn, nên chúng tôi đã không hoàn thành công việc.
Chỉ có đáp án (3) hợp nghĩa.
Giải thích: Nếu con chó của tôi bị xích, nó đã không cắn người ăn xin.
(1) Con chó của tôi không xích, nên nó đã cắn người ăn xin.
(2) Sai ngữ pháp
(3) Bởi vì con chó của tôi cắn người ăn xin, nó đã bị xích.
(4) Con chó cắn người ăn xin nên nó đã bị xích.
Câu đề: Nếu không có lời khuyên của thầy giáo thì cô ấy sẽ không bao giờ viết được bài luận hay như vậy.
Cấu trúc: Without + N, S + would + have PP... (câu điều kiện loại 3: diễn tả một sự việc trái với thực tế ở quá khứ)
(1) Thầy giáo đã khuyên anh ấy và cô ấy đã không viết được bài luận hay.
(2) Thầy giáo đã không khuyên cô ấy và cô ấy đã không viết được bài luận hay.
(3) Cô ấy đã viết được bài luận hay vì thầy giáo đã khuyên cô ấy.
(4) Nếu thầy giáo không khuyên cô ấy thì cô ấy sẽ không viết được bài luận hay như vậy.
(1), (2) sai nghĩa so với câu đề; (4) dùng sai câu điều kiện ((4)là câu điều kiện loại 2 diễn tả một sự việc trái với thực tế ở hiện tại hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại/ tương lai)
Đề: David bị gãy chân và đã không thể chơi trận chung kết. (Bối cảnh quá khứ)
(1) David đã không thể chơi trận chung kết vì cái chân gãy của mình.
(2) Nếu David đã không bị gãy chân, anh ấy có thể chơi trận chung kết bây giờ. (sai thì)
(3) Nếu David không bị gãy chân, anh ấy có thể chơi trận chung kết. (Câu ĐK loại 2 – không thật ở hiện tại và sai thì)
(4) Nếu không vì cái chân gãy, David đã không thể đã chơi trận chung kết. (ngược nghĩa)
Dịch câu đề: Tôi ước gì bạn đừng nói về vấn đề đó.
Đáp án (1) sai cấu trúc wish
Đáp án (2) sai thì, vì việc nói đã xảy ra và kết thúc trong quá khứ.
Đáp án (3) sai cấu trúc wish