1. Khái niệm về tốc độ phản ứng.
- Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Xét biểu thức : $A\to B$
Ở thời điềm ${{t}_{1}}$, nồng độ chất A (chất phản ứng) là ${{C}_{1}}$ mol/l. Ở thời điểm ${{t}_{2}}$, nồng độ chất A là ${{C}_{2}}$ mol/l (${{C}_{2}}<{{C}_{1}}$ vì trong quá trình diễn ra phản ứng nồng độ chất A giảm dần)
Tốc độ phản ứng tính theo chất A trong khoảng ${{t}_{1}}$ đến ${{t}_{2}}$ được xác định
$\overline{v}=+\frac{{{C}_{1}}-{{C}_{2}}}{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}=-\frac{{{C}_{2}}-{{C}_{1}}}{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}=-\frac{\Delta C}{\Delta t}$
VD: $B{{\text{r}}_{2}}+HC\text{OOH}\to \text{2HBr}+C{{O}_{2}}$
Lúc đầu nồng độ $B{{\text{r}}_{2}}$ là 0,012 mol/l sau 50 giây nồng độ là 0,0101 mol/l
$\to \overline{v}=\frac{0,0120-0,0101}{50}=3,{{8.10}^{-5}}$ (mol/l)
2. Các yếu tố có ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng
a. Nhiệt độ : Tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
b. Nồng độ các chất tham gia phản ứng: Tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
c. Áp suất
- Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có mặt của chất khí.
- Nếu áp suất tăng (nồng độ chất tham gia phản ứng tăng) thì tốc độ phản ứng tăng.
d. Diện tích tiếp xúc bề mặt
- Diện tích tiếp xúc bề mặt tăng thì tốc độ phản ứng tăng
e. Xúc tác
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng.
- Chất xúc tác còn lại sau khi phản ứng kết thúc
Ngoài các yếu tố trên, môi trường xảy ra phản ứng, tốc độ khuấy trộn, tác dụng của các tia bức xa.. cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng.
Phát biểu đúng là: Để tăng tốc độ tổng hợp $ N{{H}_{3}} $ từ $ {{N}_{2}} $ và $ {{H}_{2}} $ người ta phải tăng nhiệt độ và thực hiện phản ứng ở áp suất cao
Ở thí nghiệm (1) kẽm dùng ở dạng bột nên diện tích tiếp xúc lớn khi dùng kẽm ở dạng hạt nên tốc độ phản ứng (1) nhanh hơn
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là:nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác
Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có sự tham gia của chất rắn
Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức $ \overline{v}=\dfrac{{{C}_{1}}-{{C}_{2}}}{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}} $ .
Tốc độ phản ứng là :Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do Nồng độ của các chất khí tăng lên.
Phát biểu đúng là: Diện tích tiếp xúc chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng khi bên chất tham gia phản ứng có sự xuất hiện của chất rắn
Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác
Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau
Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng nhất với trường hợp chất tham gia phản ứng có mặt chất khí
Phát biểu không đúng là: Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng được một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng
Phát biểu không đúng là: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng và mất đi sau phản ứng kết thúc do sau phản ứng chất xúc tác vẫn còn nguyên vẹn
Yếu tố được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ancol (rượu) là chất xúc tác.
Tăng diện tích bề mặt của các chất phản ứng trong một hệ dị thể, kết quả là:Tăng tốc độ phản ứng.
Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi sau phản ứng.