I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau Đại thắng Xuân 1975
1. Miền Bắc
- Thuận lợi: xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của CNXH.
- Khó khăn: Chiến tranh phá hoại của Mĩ để lại hậu quả nặng nề.
2. Miền Nam
- Thuận lợi: Miền Nam được giải phóng hoàn toàn, chế độ thực dân mới của Mĩ và bộ máy chính quyền Sài Gòn trung ương sụp đổ.
- Khó khăn:
II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa ở hai miền đất nước
1. Ở miền Bắc
- Đến giữa năm 1976, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.
- Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia trong giai đoạn mới.
2. Ở miền Nam
- Việc tiếp quản các vùng mới giải phóng được tiến hành khẩn trương và đạt kết quả tốt.
- Chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thành lập ở các thành phố lớn.
- Giải quyết vấn đề việc làm cho hàng triệu đồng bào.
- Tịch thu tài sản, ruộng đất bọn phản động trốn ra nước ngoài, xóa bỏ bóc lột phong kiến, điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền của chính quyền Sài Gòn bằng đồng tiền cách mạng.
- Khôi phục sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp.
- Các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục,… được tiến hành khẩn trương.
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)
1. Lí do
- Tổ quốc Việt Nam đã được thống nhất về lãnh thổ, nhưng ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
- Nguyện vọng của nhân dân: mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan quyền lực đại diện chung cho nhân dân cả nước.
- Cần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để cả nước cùng thực hiện nhiêm vụ đi lên CNXH.
2. Quá trình thực hiện
- Tháng 9/1975: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Từ 15 đến 20/9/1975: Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.
- Ngày 25/4/1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
- Từ 24/6 đến 3/7/1976: Quốc hội khóa VI họp kì đầu tiên, thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.
3. Ý nghĩa
- Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Tạo những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Mặc dù miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền trung ương Sài Gòn bị sụp đổ nhưng những tàn dư của chế độ này vẫn còn tồn tại. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bỏ hoang. Đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân của. Kinh tế phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc vào bên ngoài.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Yêu cầu bức thiết đặt ra trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976) đã quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976) đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Để đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân và quy luật phát triển của lịch sử Việt Nam, Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước tạo điều kiện thống nhất tất cả các lĩnh vực còn lại: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
- Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước không có ý nghĩa tạo điều kiên cho Việt Nam gia nhập ASEAN.
Chiến tranh phá hoại của Mĩ gây thiệt hại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là khó khăn của miền Bắc sau năm 1975, những nội dung còn lại đều là khó khăn của miền Nam sau năm 1975.
Trong điều khoản của Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam có quy định nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua Tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài. Điều này đã được hiện thực hóa tại Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975) và tại cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25-4-1976).
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành từ sau thắng lợi của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 nên phương án "Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân" không phải ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
Trong giai đoạn 1954-1975, miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, song về cơ bản vẫn mang tính chất của kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển không cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ bên ngoài.
Không phải tất cả những quyết định của kì họp thứ I Quốc hội khóa VI đều liên quan đến việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Vì trước khi thống nhất đất nước, ở hai miền được coi là hai chính quyền khác nhau với tên gọi khác nhau, thủ đô khác nhau, cơ quan lãnh đạo cao nhất cũng khác nhau. Vì vậy, để thống nhất đất nước về mặt nhà nước thì những yếu tố đó phải được thống nhất lại với nhau. Như vậy, quyết định tên nước, xác định Hà Nội là thủ đô của cả nước, bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất của cả nước của kì họp thứ I Quốc hội khóa VI liên quan đến việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
Những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế - xã hội miền Bắc, đòi hỏi miền Bắc phải nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Sự kiện đánh dấu Việt Nam hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI (1976).
Theo SGK Lịch sử 9 trang 166, trải qua hơn hai mươi năm (1954 – 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được cơ sở vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ kéo dài và hết sức ác liệt đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc, làm cho quá trình tiến lên của đất nước bị chậm lại nhiều năm.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 166, đại thắng Xuân 1975 đã đưa nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 168, từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976, Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã họp kì đầu tiên ở Hà Nội.
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 166, trải qua hơn hai mươi năm (1954 – 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được cơ sở vật chất ban đầu cho chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, từ sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết cho đến năm 1975, miền bắc Việt Nam đã thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn 1954 - 1975, do ảnh hưởng của Mĩ nên miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 168, sau Đại thắng Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam đã được thống nhất về lãnh thổ, song mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Như vậy, về mặt nhà nước, chính trị và kinh tế vẫn chưa được thống nhất.
Đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là nội dung của hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 24 đã đề ra. Những nội dung còn lại đều của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của Đảng cộng sản Việt Nam.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 168, sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam đã được thống nhất về lãnh thổ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
Sau năm 1975, chế độ thực dân mới ở Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương đã bị sụp đổ. Nhưng hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại rất nặng nề. Điển hình như nền kinh tế sản xuất nhỏ, mất cân đối và lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài… Đây chính là một trong những khó khăn của miền Nam sau năm 1975.