1. Nông nghiệp
- Cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á:
+ Chiếm 93% sản lượng lúa gạo của toàn thế giới.
+ Phân bố: ở các đồng bằng phù sa màu mỡ.
+ Một số nước có sản lượng lúa gạo lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam,…
- Một số cây lương thực khác: lúa mì (chiếm 39% sản lượng lúa mì của thế giới), ngô,… được trồng vùng địa hình cao và có khí hậu khô.
- Ngành chăn nuôi của châu Á cũng phát triển đa dạng: Trâu, bò, lợn, ngựa, cừu, dê, gà, vịt,…
2. Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:
- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở các nước tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu: khai thác than, khai thác dầu mỏ,…
- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử,… phát triển mạnh ở các nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,..
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước.
3. Dịch vụ
Các nước có ngành dịch vụ phát triển: Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc,…
Lúa là cây lương thực quan trọng nhất ở các nước châu Á. Cây lúa gạo chiếm 93\% sản lượng lúa gạo của toàn thế giới.
Trung Quốc có có sản lượng lúa gạo lớn nhất châu Á, quốc gia này có sản lượng lúa gạo chiếm 28,7% sản lượng lúa gạo của châu Á.
Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khô hạn của châu Á là dê, cừu.
Quốc gia có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Á là A-rập Xê-út.
Những nước công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, điện tử…phát triển mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Do ở khu vực Bắc Á có khí hậu rất lạnh nên tuần lộc là vật nuôi quan trọng nhất.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu Á.
Vật nuôi chủ yếu ở vùng khí hậu ẩm ướt là trâu, bò, lợn, gà, vịt.