1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc
- Nửa đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và phải cung cấp nguyên liệu cho các nước mẫu quốc.
- Năm 1997-1998, cuộc khủng hoảng tài chính làm cho suy giảm nền kinh tế các nước, sản xuất bị đình trệ.
- Hiện nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của các nước.
- Các vấn đề về môi trường, khai thác thác tài nguyên quá mức,… cần được các nước chú trọng hơn.
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
- Hiện nay, một số số nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa và đạt được những thành tựu.
- Cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực chuyển dịch theo hướng tích cực.
Những năm 1997 – 1998 cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước.
Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa với nền kinh tế lạc hậu.
Do khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên ở những đồng bằng phù sa thích hợp trồng lúa gạo.
Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phụ vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm là nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.
Do khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều,…
Các nước Đông Nam Á hiện nay đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa đất nước bằng cách phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơ cấu ngành kinh tế các nước Đông Nam Á có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.