1. Khát quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á
- Là khu vực có số dân đông.
- Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau.
- Ngày nay các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:
+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
+ Quá trình phát triển từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.
2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á
a) Nhật Bản
- Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ 2 sau Hoa Kì.
- Một số ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản:
+ Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
+ Công nghiệp điện tử: chế tạo thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt, máy lạnh,…
- Chất lượng cuộc sống của người dân Nhật Bản cao và ổn định.
b) Trung Quốc
- Là quốc gia đông dân nhất thế giới.
- Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc có những thành tựu:
+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện.
+ Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Quốc gia Đông Á có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc (1.437,19 triệu người - 2019).
Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản gồm chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng. Khai thác khoáng sản không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản.
Đông Á có số dân đông nhất châu Á (hơn 1,6 tỉ dân), dân số đông hơn nhiều của các châu lục lớn như châu Phi, châu Âu và châu Mĩ. Nhưng những năm gần đây, đặc biệt là năm 2019 dân số Đông Á chỉ đứng thứ 2 châu Á (sau khu vực Nam Á với hơn 1,9 tỉ dân).
Ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc là điện tử - tin học.
Các sản phẩm có sản lượng cao hàng đầu thế giới của Trung Quốc là than, điện, lương thực. Hàng điện tử không phải là sản phẩm có sản lượng cao hàng đầu thế giới của Trung Quốc.
- Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản gồm: chế tạo ô tô, tàu biển; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng.
- Khai thác khoáng sản không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản.
Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển; công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: đồng hồ, máy ảnh, xe máy, máy giặt,…
Nhật Bản là quốc gia có quy mô kinh tế đứng thứ 2 thế giới hiện nay (sau Hoa Kì).