Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Lý thuyết về Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

I. Phong trào yêu nước trước Chiến tranh thế giới thứ nhất

II. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến (Giảm tải)

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên năm 1917

a) Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916)

- Khi thực dân Pháp thực hiện chiến dịch bắt lính sau chiến trường châu Âu, Thái Phiên và Trần Cao Vân đã liên lạc với binh lính đang tập trung ở Huế và mời vua Duy Tân tham gia khởi nghĩa.

- Kế hoạch khởi sự dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng mùng 4/5/1916 tại Huế nhưng bị bại lộ. Các trại lính người Việt bị đóng cửa. Thái Phiên và Trần Cao Vân bị bắt và tử hình, vua Duy Tân bị đưa đi đày ở châu Phi.

b) Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)

- Năm 1917, Trịnh Văn Cấn, Lương Ngọc Quyến đã phối hợp với tù chính trị khởi nghĩa.

- Nghĩa quân giết chết tên giám binh người Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần lễ. 

- Khi viện binh Pháp kéo đến, quân Pháp từ trong đánh ra, ngoài đánh vào, nghĩa quân rút khỏi tỉnh lị, Lương Ngọc Quyến hi sinh.

- Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu gần 5 tháng ở rừng núi vô cùng gian khổ. Đội Cấn bị thương đã tự sát, khởi nghĩa thất bại.

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước

- Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra nhưng thất bại, Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền nhân nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ. Người quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phục bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin để có cơ hội đến các nước phương Tây. Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước.

- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tham gia hoạt động cách mạng. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành dần dần biến chuyển.

=> Ý nghĩa: Những hoạt động yêu nước trong những năm 1911 – 1917 là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Chủ trương cứu nước của chí sĩ Phan Bội Châu dựa vào sức mạnh của đế quốc nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên Phan Bội Châu tin tưởng có thể nhờ cậy được.

Câu 2:  Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng cách dựa vào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên Phan Bội Châu tin tưởng có thể nhờ cậy được.

Câu 3:  Người Nhật hứa giúp Hội Duy Tân những gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người Nhật hứa giúp đỡ Hội Duy Tân đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang.

Câu 4: Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong cuộc vận động Duy tân, khi tư tưởng duy tân đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

Câu 5:  Mục đích của Hội Duy tân được thành lập năm 1904 là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hội Duy tân năm 1904 do Phan Bội Châu đứng đầu với mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.

Câu 6:  Là lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu đã đề ra chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp để cứu nước, cứu dân.

Câu 7:  Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

Câu 8:  Phong trào nào sau đây chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong cuộc vận động Duy tân, khi tư tưởng duy tân đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh vũ trang quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908).

Câu 9: Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tât Thành trong những năm 1911-1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. Nó là cơ sở quan trọng để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 10: Mục đích hoạt động chính của Đông Kinh nghĩa thục là gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.