Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA
1. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
- Tỉ lệ dân thành thị tăng: 26,9 % (2005), 35% (2019).
- Phân bố đô thị diễn ra không đồng đều giữa các vùng (tập trung nhiều ở trung du miền núi Bắc bộ, ít đô thị nhất là Tây Nguyên).
2. Mạng lưới đô thị ở nước ta
- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
- Đến năm 2019, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội
- Đô thi hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh xã hội,...
Từ 1945 - 1954: Quá trình Đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm.
Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp,… mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5 (SGK/79, địa 12 cơ bản - Mạng lưới đô thị).
Từ 1954 – 1975 đô thị hóa nước ta có đặc điểm:
- Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ.
- Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
=> Như vậy, hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.
Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là vùng Đông Nam Bộ.
Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Các tiêu chí để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay là: Số dân, chức năng đô thị, mật độ dân số và tỉ lệ dân phi nông nghiệp.
Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất (167 đô thị).
Thời Pháp thuộc, đô thị nước ta có quy mô nhỏ với chức năng chính là hành chính và quân sự.
Đô thị hóa có vai trò thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn), các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại => Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.
=>Như vậy quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Thế kỉ thứ III trước Công Nguyên đã có đô thị đầu tiên, đó là Cổ Loa.
Từ 1945 – 1954 quá trình Đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm và các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới