Pha tối:
a. Khái niệm:
Pha tối là pha cố định CO2 tự do trong các phân tử cacbohiđrat.
b. Diễn biến:
Có một số con đường cố định CO2: C3, C4, CAM.
Con đường C3 là con đường phổ biến nhất (chu trình Canvin).
- CO2 từ khí quyển + chất 5C (RiDP) $ \to $ chất 6C không bền $ \to $ chất có 3C (bền) $ \to $ AlPG.
- AlPG được chia làm 2 phần: AlPG $ \to $ RiDP, AlPG $ \to $ tinh bột và saccarôzơ.
Chu trình C3 sử dụng năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng.
Bản chất của pha tối là quá trình khử khí cacbonic thành cacbohidrat.
(Kiến thức cơ bản SGK Sinh học lớp 10) Chu trình Canvin sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi khí cacbonic từ khí quyển thành cacbohidrat.
(Kiến thức cơ bản SGK Sinh học lớp 10) pha tối diễn ra trong chất nền strôma của lục lạp ở cây xanh và tảo hoặc trong tế bào của vi khuẩn quang hợp.
Trong các con đường cố định $ \mathbf{C}{{\mathbf{O}}_{\mathbf{2}}} $ , con đường phổ biến nhất chu trình $ {{\mathbf{C}}_{\mathbf{3}}} $ (chu trình Canvin).
Bản chất của pha tối là một chuỗi các phản ứng do enzim xúc tác, trong đó có ATP, NADPH do pha sáng cung cấp để tổng hợp cacbohidrat từ khí cacbonic.
(Kiến thức cơ bản SGK Sinh học lớp 10) Chu trình Canvin gồm nhiều phản ứng hóa học kế tiếp nhau được xúc tác với các enzim khác nhau.
Pha tối còn được gọi là quá trình cố định $ C{{O}_{2}} $ vì bản chất của pha tối là quá trình khử khí cacbonic thành cacbohidrat.
Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình Canvin là hợp chất có 3 Cacbon. Đây chính là lý do dẫn đến cái tên $ {{C}_{3}} $ của chu trình.