Quang phổ vạch hấp thụ

Quang phổ vạch hấp thụ

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Quang phổ vạch hấp thụ

Lý thuyết về Quang phổ vạch hấp thụ

+ Quag phổ hấp thụ là quang phổ liên tục bị thiếu một số vạch màu do bị dung dịch hấp thụ.

+ Nguồn phát: Chất rắn, chất lỏng và chất khí đều cho qaung phổ hấp thụ.

+ Điều kiện: Nhiệt độ của nguồn (khi hay hơi) phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục.

+ Tính chất:

Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ.

Quang phổ hấp thụ của chất lỏng và chất rắn lại chứa các "đám", mỗi đám gồm nhiều vạch hấp thụ nối tiếp nhau một cách liê tục.

+ Ứng dụng : Biết được thành phần của hợp chất.

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mặt Trời phát ra ánh sáng, lớp ánh sáng được truyền qua lớp khí quyển Mặt Trời rồi xuống Trái Đất. Thực ra nếu xét ở tâm Mặt Trời thì phát ra quang phổ phát xạ nhưng lớp hơi hay khí này được truyền qua lớp khí quyển trên do đó quang phổ là hấp thụ.

Câu 2: Trường hợp nào sau đây sẽ cho quang phổ vạch hấp thụ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trường hợp ánh sáng phát ra từ Mặt Trời thì ta thu được quang phổ hấp thụ.

Câu 3: Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là quang phổ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mặt Trời phát ra ánh sáng, lớp ánh sáng được truyền qua lớp khí quyển Mặt Trời rồi xuống Trái Đất.

Thực ra nếu xét ở tâm Mặt Trời thì phát ra quang phổ phát xạ nhưng lớp hơi hay khí này được truyền qua lớp khí quyển trên do đó quang phổ là hấp thụ.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quang phổ vạch có 2 loại: quang phổ vạch phát xạ (các vạch màu nằm trên 1 nền tối) và quang phổ vạch hấp thụ (các vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục) .

Câu 5: Quang phổ Mặt Trời quan sát được trên mặt đất là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quang phổ Mặt Trời quan sát được trên mặt đất là quang phổ hấp thụ. Bề mặt của mặt trời (quang cầu) phát ra một quang phổ liên tục. Ánh sáng từ quang cầu đi qua lớp khí quyển của Mặt Trời đến Trái Đất cho ta quang phổ hấp thụ của khí quyển đó.

Câu 6: Quang phổ vạch của một chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
Vậy quang phổ vạch của một chất khí loãng có số lượng vạch và vị trí các vạch phụ thuộc vào bản chất của chất khí.

Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về quang phổ vạch hấp thụ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quang phổ vạch hấp thụ cho ta biết sự có mặt của nguyên tố trong hỗn hợp.

Câu 8: Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.