BÀI 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1. Vai trò
- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được.
2. Đặc điểm
Khái niệm: Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.
a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
- Không đòi hỏi không gian lãnh thổ rộng lớn.
- Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Đặc điểm:
+ Công nghiệp là tập hợp hệ thống nhiều ngành.
+ Các ngành kết hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất.
+ Trong từng ngành quy trình sản xuất hết sức chặt chẽ và chi tiết.
- Phân loại:
+ Dựa trên sản xuất công nghiệp: Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
+ Dựa trên công dụng kinh tế sản phẩm: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Ví dụ:
+ Tự nhiên, kinh tế, chính trị: Gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,... lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
+ Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,...
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
+ Đường lối, chính sách: Ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Ở vùng nông thôn và miền núi, công nghiệp có vai trò công nghiệp hóa nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại. Gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn.
Vị trí địa lí về tự nhiên, kinh tế, chính trị như gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,... ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
Quá trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu sản xuất nông ghiệp sang nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là công nghiệp hóa.
Công nghiệp nhẹ (nhóm B) tạo ra sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người. Ví dụ: Công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may – da giày.
Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành các nhóm ngành: Công nghiệp nặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất; Công nghiệp nhẹ (nhóm B) sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.
Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn.
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành các nhóm ngành: Công nghiệp khai thác; Công nghiệp chế biến.
Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là có tính tập trung cao độ không phân tán và phân bố lẻ tẻ trong không gian như sản xuất nông nghiệp.
Công nghiệp được chia làm hai nhóm A, B là dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm.
Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ.
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
Các ngành công nghiệp nhóm A có đặc điểm là có vốn đầu tư và quy mô sản xuất lớn.
Tiêu chuẩn để phân loại công nghiệp thành hai ngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp chế biến là do tính chất hai giai đoạn trong sản xuất công nghiệp.
Nhân tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là khoáng sản.
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm ngành, đó là ngành công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chế biến.