BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I. Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ
1. Khái niệm
- Là hoạt động kinh tế - xã hội.
- Có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản.
- Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
2. Cơ cấu
- Dịch vụ kinh doanh: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...
- Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể thao), cộng đồng.
- Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).
3. Vai trò
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.
- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, các ngành sản xuất vật chất.
- Tạo việc làm, phân bố lại nguồn lao động.
- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử,…
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội: Đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ. Ví dụ: Kinh tế phát triển, nhiều máy móc(máy cày) người nông dân làm việc ít (nông nghiệp ít lao động), phát triển ngành dịch vụ.
- Quy mô, cơ cấu dân số: Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. Ví dụ: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Mạng lưới dịch vụ Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.
Cụ thể dễ dàng quyết định thành lập một trường cấp I cho một làng 4 đến 5 nghìn dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân.
- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ. Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường.
- Mức sống và thu nhập thực tế: Sức mua và nhu cầu dịch vụ. Ví dụ mức sống cao thì sức mua tăng,...
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch: Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch. Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế,... => ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.
III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới
- Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%.
- Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc Mĩ), Luân Đôn (Tây Âu), Tôkyô (Đông Á),...
Nhóm ngành thuộc ngành dịch vụ kinh doanh bao gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,...
Ngành dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng là các hoạt động bán buôn, bán lẻ.
Trên thế giới các thành phố cực lớn, đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: NiuIooc (Bắc Mĩ, Luân Đôn (Tây Âu), Tôkyô (Đông Á).
Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ. Nơi có điều kiện tốt, đời sống nhân dân cao nhu cầu hưởng thụ, sử dụng các sản phẩm dịch vụ lớn hơn (nhà hàng, du lịch, ăn uống, giáo dục..). Ngược lại, ở vùng núi khó khăn nhân dân không có khả năng và nhu cầu lớn về các hoạt động dịch vụ này.
Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ công.
Hoa Kì là quốc gia có tỉ trọng ngành dịch vụ rất lớn, chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP, tiếp đó là ngành công nghiệp và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp.
Các dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể…
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm, đó là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.
Các trung tâm lớn nhất thế giới về cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ là New York (Hoa Kì), London (Anh) và Tokyo (Nhật Bản).
Các dịch vụ kinh doanh gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp…
Ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của ngành dịch vụ thường chỉ dưới 50%.
Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển tiếp đó là ngành công nghiệp và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp.
Các nhà sản xuất được kích thích mở rộng sản xuất khi trên thị trường khi cung nhỏ hơn cầu và thu hẹp qui mô sản xuất khi cung lớn hơn cầu.
Trong cơ cấu GDP: Các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%. Như vậy các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của các nước phát triển.
Gọi du lịch là ngành công nghiệp vì một số nước có điều kiện tốt và chính sách phù hợp đã phát triển ngành dịch vụ du lịch, đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia chẳng kém gì các ngành công nghiệp với các nhà máy. Hiện nay, mỗi năm tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch dịch vụ trong GDP của tất cả các nước đều có xu hướng gia tăng.
Du lịch như một ngành công nghiệp không khói vì du lịch là một ngành ít gây ô nhiễm môi trường, không thải ra khói công nghiệp trong quá trình hoạt động như các nhà máy và các khu công nghiệp.
Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: Sự tập trung dân cư ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, dân cư thành thị nói chung có mức sống cao, có "lối sống thành thị". Vì vậy, nhu cầu dịch vụ rất đa dạng, tạo nên mạng lưới dịch vụ đa dạng.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới